Tiếng Anh không được sử dụng trên trạm vũ trụ mới của Trung Quốc, các nhà khoa học quốc tế có gặp khó khăn?
Ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trên trạm vũ trụ mới Thiên Cung của Trung Quốc là tiếng Trung.
Hôm 24/7 vừa qua, Trung Quốc đã phóng thành công mô-đun chứa cabin phòng thí nghiệm Wentian (Vấn Thiên) lên trạm vũ trụ đang xây dựng Tiangong (Thiên Cung) của mình. Việc ghép nối mô-đun cũng đã thành công tốt đẹp.
Tuy nhiên, có một chi tiết nhỏ của quá trình này đang gây xôn xao cộng đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài Trung Quốc, đó là việc ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trên trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ là tiếng Trung, không hề có tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác.
Quora
"Việc chỉ nói tiếng Trung trên trạm vũ trụ mới của Trung Quốc liệu có phải là việc quốc gia này đang tự cô lập mình, cũng như từ chối sự hợp tác với các nhà khoa học từ các nước khác khi sử dụng một ngôn ngữ không quá phổ biến?".
Tuy nhiên, hầu hết các phản hồi cho câu hỏi đều ủng hộ lựa chọn của người Trung Quốc. Theo Jim Bertagnolli, một kỹ sư điện đã nghỉ hưu, ông tin rằng mọi người hiện không còn có thể nhìn nhận Trung Quốc theo cách trước đây, đặc biệt trong lĩnh vực không gian.
"Phần lớn chương trình không gian của Trung Quốc do các kỹ sư và nhà khoa học nước này điều hành. Bạn nghĩ người Trung Quốc nên chọn ngôn ngữ nào để nói? Quốc gia này đã không còn lạc hậu và phải phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài để hiện thực hóa chương trình không gian của họ. Họ có thể là người đến sau, nhưng cũng đã đi được một chặng đường dài trong hơn 30 năm qua. Người Trung Quốc giờ không dựa vào viện trợ nước ngoài để phóng tàu vũ trụ, cũng như thiết kế và sản xuất điện thoại thông minh 5G",
"Hoa Kỳ đã cấm Trung Quốc bước chân vào trạm vũ trụ quốc tế ISS, và bây giờ bạn muốn Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ phương Tây trên trạm không gian của riêng họ? Có gì đó không ổn cho lắm!".
Trạm vũ trụ Quốc tế (International Space Station - ISS) là tổ hợp công trình nghiên cứu không gian, hợp tác giữa 5 cơ quan lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này bao gồm NASA (Mỹ), RKA (Nga), CSA (Canada), JAXA (Nhật Bản) và ESA (châu Âu). Được xem là trạm vũ trụ quốc tế, nhưng các phi hành gia Trung Quốc lại không được phép đặt chân lên ISS, bởi một đạo luật liên quan tới các vấn đề an ninh, được đưa ra bởi Hạ nghị sĩ Mỹ Frank Wolf vào năm 2011. Mặc dù chính trị gia này đã nghỉ hưu từ năm 2015, nhưng đến nay lệnh cấm vẫn có hiệu lực.
Còn về ngôn ngữ, mặc dù tiếng Anh đã được coi là một ngôn ngữ quốc tế, nhưng trên thực tế số người nói tiếng Anh chiếm 4,922%, đứng thứ ba, trong khi tiếng Quan Thoại (ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc) chiếm tới 11,922%. Tiếng Trung cũng là một ngôn ngữ quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi.
"Nếu bạn muốn lên trạm vũ trụ này, hãy mang theo từ điển cá nhân của bạn. Nhân tiện, chúng tôi chỉ cung cấp đũa!", J erry Ma, một độc giả người Trung Quốc chia sẻ. Anh cũng cho rằng những thắc mắc dạng này chính là "một trường hợp điển hình trong sách giáo khoa về sự kiêu ngạo của phương Tây".
Trước những tranh luận trên mạng xã hội, đại diện của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cũng đã lên tiếng. Theo Viện sĩ Yang Hong, thiết kế trưởng của Hệ thống Trạm Vũ trụ Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc, lý do của vấn đề rất đơn giản. Đó là bởi vì "giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là cách giao tiếp trực tiếp, chính xác và an toàn nhất. ”
Mặc dù nhiều quan điểm bên ngoài cho rằng trạm vũ trụ mới của Trung Quốc là "siêu khép kín", nhưng trên thực tế, nơi đây không từ chối bất kỳ quốc gia nào và luôn chào đón các phi hành gia cùng các dự án nghiên cứu khoa học từ nhiều nước khác nhau.
Theo thỏa thuận hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và Cục Quản lý Không gian Trung Quốc, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi phi hành gia để đào tạo toàn diện, với mục tiêu cho phép các phi hành gia Châu Âu lên trạm vũ trụ Trung Quốc từ năm 2022. Hiện tại, ba phi hành gia đến từ Đức, Pháp và Ý đã bước vào quá trình học tiếng Trung chuyên sâu để có thể hợp tác suôn sẻ với các phi hành gia khác trên trạm trong tương lai.
Mới đây, Tiến sĩ Tricia Larose, một nhà nghiên cứu tại Đại học Oslo ở Na Uy, đã chia sẻ trên Twitter rằng mình có thể sẽ lên trạm vũ trụ Trung Quốc cho một sứ mệnh 31 ngày. Được biết, Larose đang tham gia vào một viện nghiên cứu bao gồm Đại học Oslo và Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, Đại học Vũ trụ Quốc tế ở Pháp, Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân của Bỉ, Đại học Amsterdam, và Viện Habrecht ở Hà Lan. Bước cuối cùng trong dự án nghiên cứu khối u của họ sẽ là việc kiểm tra các lý thuyết trên trạm vũ trụ Thiên cung.
Hiện tại, Larose đang được đào tạo như một chuyên gia về tải trọng và dự kiến sẽ lên trạm vũ trụ của Trung Quốc vào khoảng năm 2025-2026.
Đầu tư 1.000 tỷ USD, hai toà nhà chọc trời nằm ngang của Arab Saudi trông như thế nào?