Tiêm vắc xin mũi 4 tác dụng phụ sẽ nặng hơn?

Chia sẻ Facebook
18/07/2022 16:38:40

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4 nhiều người cho rằng họ thấy tác dụng phụ nặng hơn 3 mũi đầu, thậm chí mệt mỏi kéo dài cả tuần. 


Chị Lê Thị Hải Bình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết chị vừa tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4 được 2 tuần. So với 3 lần tiêm trước và một lần đã mắc Covid-19 chị Bình thấy tác dụng phụ rất sợ.

3 mũi đầu chị tiêm vắc xin AstraZeneca các tác dụng phụ chỉ thoáng qua. Mũi 4, chị Bình tiêm Pfizer. Sau tiêm 12h chị Bình sốt cao lên tới 40 độ, người mệt mỏi, đau nhức. Các triệu chứng sốt, đau nhức người kéo dài 2 ngày, còn triệu chứng mệt mỏi kéo dài cả tuần. Sau tiêm vắc xin mũi 4 chị sụt 2,5 kg.

Chị Đỗ Thị Xuân (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết con gái chị học lớp 11, chuẩn bị vào học nên chị Xuân cho con đi tiêm mũi số 3. Sau tiêm về, con gái chị sốt cao, đau nhức mình mẩy, mệt mỏi. Lo lắng, chị Xuân còn cho con vào bệnh viện theo dõi vì sợ tác dụng phụ của vắc xin.


PGS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng đối với tác dụng phụ của vắc xin phòng Covid-19 hiện nay các nghiên cứu trên phạm vi lớn, mỗi người có sự khác nhau trong đáp ứng.

Tuy nhiên, tiêm vắc xin cũng có ngẫu nhiên mỗi người một triệu chứng sau tiêm. Đôi khi bạn tiêm vắc xin nhưng mệt mỏi có thể do công việc. Vì vậy, khi nói tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 mệt hơn cũng không đúng.

Các nghiên cứu người ta thấy tiêm mũi 3, mũi 4 tác dụng phản ứng ở giữa mũi 1 và mũi 2. Ví dụ tiêm Pfizer thì bạn tiêm mũi 3, mũi  4 triệu chứng nhẹ hơn mũi 1 và mũi 2.

Ảnh minh họa.

Theo PGS Lân, vắc xin là miễn dịch giúp con người chống lại tác nhân lây bệnh. Tiêm vắc xin bạn giảm nguy cơ mắc, giảm nguy cơ trở nặng và tử vong.

Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh như hiện nay các biện pháp như cách ly, giãn cách, thuốc không thể lâu dài thì vắc xin vẫn là công cụ phòng dịch lâu dài nhất. Bạn không nên lo lắng tác dụng phụ của mũi 3, mũi 4 mà từ chối tiêm vắc xin.

PGS Lân cũng cho biết thêm vắc xin Covid-19 đã sử dụng cả tỷ liều và được giám sát chặt chẽ về an toàn, hiệu quả của Tổ chức Y tế thế giới. Nếu vắc xin có bất thường sẽ bị “phanh” lại ngay lập tức.

Với dịch hiện nay, các hình thái dịch tễ từ tháng 1 đến nay đều là biến chủng Omicron B2. Tuy nhiên, nếu BA5 xâm nhập vào, số ca mắc tăng liên tục, việc đi lại bình thường hóa thì vắc xin là yếu tố quan trọng. Vắc xin tiêm mũi 3, mũi 4 sẽ củng cố miễn dịch.

PGS Lân cũng cho biết đặc thù của vắc xin Covid-19 là miễn dịch giảm dần theo thời gian. Vì vậy, chúng ta cần tiêm định kỳ để nâng cao miễn dịch để phòng các biến thế mới. Hiện, chúng ta đã thay đổi từ chủng gốc, Alpha, Deta, Delta, Omiron đều thấy hiệu quả của vắc xin.

Tâm lý lo lắng vắc xin cận date, PGS Lân cho rằng vắc xin được nghiên cứu kỹ, hạn sử dụng của vắc xin là 9 tháng thì người ta thấy 9 tháng là đảm bảo như nhau chứ không phải vắc xin gần hết date sẽ không tốt.

Khi trẻ tiêm chủng vẫn được xem các hạn sử dụng trên lọ. Trong các hoạt động phân bổ vắc xin được giám sát đầy đủ của Bộ Y tế, chính quyền các cấp từ bảo quản, vận chuyển tới điểm tiêm.

Với trẻ nhỏ, PGS TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết hiện nay biến chủng BA.4 và BA.5 đang lây lan trên toàn cầu. Ngay kể cả tại Singapore 45 % các trường hợp nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đều là biến thể mới BA.4, BA.5.

Biến thể mới lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong, nặng không có sự khác biệt nhưng chúng ta vẫn cần phải chú ý nhóm người già, người có bệnh nền.

Hiện nay, trẻ em nhiễm biến thể BA4 hay BA5 hay không? PGS Điển cho biết trẻ em chiếm 27% dân số. Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng tỷ lệ mắc tương đương với người lớn. Trẻ em mắc Covid-19 vẫn có thể bị bệnh nặng trẻ có nguy cơ là trẻ mắc bệnh mãn tính, béo phì.

Ngoài ra, PGS Điển cho rằng trẻ em vẫn là nhóm yếu thế chưa được tiêm vắc xin nhiều nhất là nhóm dưới 11 tuổi. Nhóm trẻ dưới 5 tuổi chưa có thuốc tiêm. Nếu biến chủng mới lây lan trong cộng đồng thì trẻ em cũng có nguy cơ mắc.

Đặc biệt, trẻ còn là nguồn lây cho người già, người yếu thế do trẻ em khó phòng bệnh, đeo khẩu trang hơn người lớn. Vì vậy, PGS Điển khuyến cáo trẻ nhỏ vẫn cần tiêm chủng đủ theo như khuyến cáo của Bộ Y tế.


Khánh Chi

Chia sẻ Facebook