‘Tiêm niềm hy vọng’ - Triển lãm về cuộc đua phát triển vaccine COVID-19

Chia sẻ Facebook
02/12/2022 21:58:18

Cuộc đua toàn cầu phát triển vaccine phòng COVID-19 đang được tái hiện tại một triển lãm ở thủ đô London, Anh.


Sau gần hai năm kể từ thời điểm người đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine COVID-19, một triển lãm chưa từng có đã khai mạc tuần này: triển lãm ‘Tiêm niềm hy vọng’.

Qua những hiện vật này, người ta có thể đọc được câu chuyện về quá trình làm ra vaccine COVID-19 từ bước thiết kế, thử nghiệm, sản xuất cho đến triển khai tiêm.

Bà Imogen Clarke - Nhà phát triển triển lãm chia sẻ: "Tôi cho rằng triển lãm này hay ở chỗ nó gần gũi với cuộc sống của rất nhiều người, ai tới đây cũng có mối liên hệ cá nhân với chủ đề của triển lãm. Đại dịch tác động đến đời sống của tất cả chúng ta và hàng tỷ người trên toàn thế giới đã tiêm vaccine COVID-19. Vậy nên, chúng tôi muốn hé lộ yếu tố khoa học đã tạo ra các vaccine COVID-19 và giúp trả lời câu hỏi của khách tham quan rằng vì sao vaccine lại được phát triển nhanh như vậy".

Bảo tàng tổ chức triển lãm này đã bắt đầu thu thập các hiện vật liên quan đến COVID-19 từ tháng 2/2020.

Ông Stewart Emmens - Nhà tuyển chọn hiện vật triển lãm ‘Tiêm niềm hy vọng’ cho biết: "Chúng tôi muốn kể lại một câu chuyện đương đại, gần như theo cách kể chuyện lịch sử, mặc dù là lịch sử rất gần đây".

Khi đến xem triển lãm này, khách tham quan sẽ nhận thấy rằng kể cả khi vaccine đã phát triển thành công thì việc triển khai tiêm trên toàn thế giới hoàn toàn không đơn giản. Không phải cứ áp dụng công nghệ thông tin là được. Các nước đã phải sử dụng đến rất nhiều cách làm thủ công để thiết lập nên cách tổ chức tiêm đại trà tốt nhất.

Triển lãm cũng là một nỗ lực chứng minh về mặt khoa học để thuyết phục những ai còn e ngại vaccine COVID-19 vì đã được đưa vào sử dụng quá nhanh. Nói như các nhà tổ chức triển lãm thì 'không gì khiến trí óc con người tập trung làm việc như khi xảy ra một đại dịch toàn cầu'.

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc thông báo đã phát triển một loại vắc xin có tác dụng kép đối với cả virus SARS-CoV-2 và virus gây bệnh cúm.

Chia sẻ Facebook