Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang được định hình lại như thế nào với mối đe dọa Trung Quốc - BBC News Tiếng Việt

Chia sẻ Facebook
03/02/2023 00:28:59

Những người chỉ trích cho rằng kế hoạch loại bỏ tất cả xe tăng chiến đấu của Thủy quân lục chiến để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh Thái Bình Dương không có ý nghĩa gì.

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang được tái định hình như thế nào với mối đe dọa Trung Quốc

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Đài tưởng niệm Iwo Jima ở Washington DC

1 tháng 2 2023

Cam kết quân sự của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương đã được nhấn mạnh trong cuộc họp tại Nhà Trắng giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng đằng sau đó, nhà phân tích quốc phòng của BBC Jonathan Marcus viết, sự tập trung mới vào châu Á này đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt bên trong một trong những lực lượng quân sự nổi tiếng nhất của nó.

Một cuộc tranh cãi nội bộ gay gắt đã nổ ra tại một trong những lực lượng thiêng liêng nhất của quân đội Mỹ, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Một loạt các cựu chỉ huy cấp cao của lực lượng này đang chỉ trích ban lãnh đạo hiện tại về các kế hoạch tái cấu trúc nó.

Vấn đề là kế hoạch điều chỉnh lực lượng phục vụ cho một cuộc xung đột tiềm ẩn chống lại Trung Quốc - một kế hoạch có tên là Force Design 2030. Gần như ngay từ khi bắt đầu, kế hoạch này đã bị tấn công bởi một nhóm các tướng lĩnh đã nghỉ hưu bằng một cách thức bất thường là bày tỏ sự thất vọng của họ trên báo chí.

Các sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu thường xuyên nhóm họp; phát biểu tại các hội thảo và tổ chức cố vấn; và nghĩ ra giải pháp thay thế của riêng họ cho một kế hoạch mà họ coi là thảm họa cho tương lai của Thủy quân lục chiến.

Một nhà phê bình nổi bật là cựu Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ và cựu Thượng nghị sĩ bang Virginia, Jim Webb, người từng là sĩ quan Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam và đã tranh cử ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2015.

Viết trên tờ Wall Street Journal, ông mô tả Force Design 2030 là "không được thử nghiệm đầy đủ" và "có thiếu sót về bản chất". Ông cảnh báo rằng kế hoạch "đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về sự khôn ngoan và nguy cơ lâu dài của việc cắt giảm đáng kể cơ cấu lực lượng, hệ thống vũ khí và mức nhân lực trong các đơn vị mà sẽ chịu thương vong đều đặn trong hầu hết các tình huống chiến đấu".

Vậy thì điều gì đãkhiến tất cả bọn họ khó chịu đến vậy?

Được đưa ra vào năm 2020 bởi Tướng Tư lệnh Thủy quân lục chiến David H Berger, kế hoạch này nhằm trang bị cho Thủy quân lục chiến cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thay vì các cuộc chiến chống nổi dậy như Iraq và Afghanistan.

Kế hoạch mới này xem Thủy quân lục chiến như là đang chiến đấu với các hoạt động phân tán trên các chuỗi đảo. Các đơn vị sẽ bị thu nhỏ hơn, trải rộng hơn, nhưng mang lại sức mạnh lớn hơn nhiều thông qua nhiều hệ thống vũ khí mới. Những cuộc đổ bộ khổng lồ như trong Thế chiến thứ hai hay những cuộc triển khai ồ ạt trên đất liền - như ở Iraq - có lẽ sẽ chỉ còn là dĩ vãng.

Không phổ biến nhất là kế hoạch cắt giảm bộ binh và bỏ tất cả xe tăng. Những đề xuất như vậy đã khiến một số nhà phê bình cảm thấy Thủy quân lục chiến đang quay lưng lại với quá khứ của mình.

Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Hải quân Hoa Kỳ, nhưng đây là một lực lượng riêng biệt đã phát triển mạnh mẽ trong Thế chiến thứ hai và đóng một vai trò nổi bật trong các chiến dịch gần đây ở Iraq và Afghanistan.

Nhận thức của công chúng về Thủy quân lục chiến bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trải nghiệm trong Thế chiến thứ hai. Bất cứ ai đã xem John Wayne trong bộ phim The Sands of Iwo Jima năm 1949 hoặc bộ phim ngắn gần đây The Pacific do Steven Spielberg và Tom Hanks sản xuất sẽ nhớ các hoạt động đổ bộ quy mô lớn; những người đàn ông xông vào bờ từ tàu đổ bộ và...

The Pacific


Nguồn hình ảnh, Rex Features

Chụp lại hình ảnh, Cảnh trong phim The Pacific

Đây không phải là cách mà kế hoạch mới xem Thủy quân lục chiến chiến đấu.

Vai trò truyền thống của lực lượng này với tư cách là lực lượng phản ứng đầu tiên của quân đội Mỹ, có khả năng đảm nhận các thách thức khác nhau trên toàn cầu, là điều mà các nhà phê bình tin rằng có thể bị tổn hại bởi kế hoạch mới với trọng tâm rõ ràng là Trung Quốc và Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Vậy chính xác là có những gì trong kế hoạch?

một số tiểu đoàn bộ binh - lính đánh bộ - bị cắt giảm khoảng ba phần tư khẩu đội pháo kéo của lực lượng này được thay thế bằng hệ thống tên lửa tầm xa một số phi đội trực thăng bị cắt giảm loại bỏ tất cả các xe tăng của lực lượng

Tiền cho các hệ thống vũ khí mới, tổng trị giá 15,8 tỷ đô la Mỹ, sẽ được tài trợ bởi các khoản cắt giảm lên tới khoảng 18,2 tỷ đô la.

Ngoài các hệ thống pháo phản lực mới, còn có các tên lửa chống hạm mới có thể bắn từ mặt đất và các hệ thống máy bay không người lái mới. Mục tiêu là trang bị và huấn luyện Thủy quân lục chiến cho một loại hình chiến tranh mới mà cuộc chiến ở Ukraine đã định sẵn.

Yếu tố định hướng chính của Force Design 2030 là cái mà Tư lệnh Thủy quân lục chiến gọi là các hoạt động phân tán, chia các lực lượng lớn thành các đơn vị nhỏ hơn được phân bổ rộng rãi nhưng đảm bảo rằng họ có đủ sức mạnh quân sự để tạo ra sự khác biệt thực sự.

Theo các quan chức Mỹ, những nguyên tắc này vốn đã được áp dụng trên quần đảo Okinawa của Nhật Bản gần Đài Loan, nơi Thủy quân lục chiến đóng quân ở đó sẽ trải qua một cuộc cải tổ.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden


Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden

Chuyên gia quân sự Mike O'Hanlon, giám đốc chính sách đối ngoại tại Brookings Institution ở Washington DC, bác bỏ những lời chỉ trích trọng tâm rằng sự tập trung mới vào Trung Quốc có thể làm suy yếu các hoạt động của Thủy quân lục chiến ở những nơi khác. Thủy quân lục chiến sẽ đi đến nơi nào họ được lệnh, ông nói, và chiến lược mới có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động như một số người nghĩ.

"Điều thực sự quan trọng trong vấn đề này là việc rút quân khỏi Iraq và Afghanistan trong những năm gần đây - ĐÓ là sự thay đổi lớn, bất kể (và chủ yếu là trước) tầm nhìn của Tướng Berger đã được phát triển."

Nhiều nhà bình luận nhấn mạnh rằng sự thay đổi là cần thiết nếu Thủy quân lục chiến phải đối mặt với những thách thức của chiến trường hiện đại.

Tiến sĩ Frank Hoffman - bản thân là một cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến - hiện là Nghiên cứu viên Xuất sắc tại Đại học Quốc phòng Hoa Kỳ. “Tôi nghĩ những người chỉ trích đang nhìn ngược về quá khứ vinh quang, và không nhìn thấy bức tranh chiến lược liên quan đến Trung Quốc và công nghệ theo một cách thực sự đáng thất vọng,” ông nói.

Trong khi việc loại bỏ xe tăng của Thủy quân lục chiến đã gây ra sự chỉ trích đặc biệt, Tiến sĩ Hoffman tin rằng đó là hướng đi đúng đắn. Sẽ vẫn còn rất nhiều xe bọc thép, ông lập luận, chỉ là không có "xe tăng hạng nặng và hệ thống tiếp nhiên liệu hỗ trợ của chúng".

"Đó là một sự thích ứng để bao phủ một khu vực sâu hơn với sự kết hợp hỏa lực chính xác hơn như chúng ta đang thấy ở Ukraine. Thủy quân lục chiến đã sử dụng yếu tố trên không của mình để có được độ bao phủ này trong quá khứ, và bây giờ nó sẽ có sự kết hợp giữa pháo truyền thống và các tên lửa mà sẽ tăng khả năng sát thương và phạm vi hỗ trợ hỏa lực của nó."

Đây là tất cả các bước mà nhiều người cho là hợp lý nhờ các bài học từ Ukraine.

US Marine Osprey


Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Osprey của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ trong cuộc tập trận chung với Nhật Bản ở Gotemba

Vận chuyển đổ bộ sẽ đóng một vai trò quan trọng ở đây. Và như Nick Childs, Thành viên cấp cao của Lực lượng Hải quân và An ninh Hàng hải tại IISS ở London giải thích, các loại tàu mới sẽ là cần thiết.

“Chỉ dựa vào các tàu đổ bộ lớn truyền thống của họ sẽ khiến họ rất dễ bị tổn thương trước các loại vũ khí hiện đại mà họ có thể phải đối mặt,” ông nói. "Vì vậy, các loại tàu mới nhỏ hơn với số lượng lớn hơn sẽ rất quan trọng, để Thủy quân lục chiến có thể hoạt động một cách linh hoạt và phân tán hơn."

Nhưng có được nhiều tàu hơn sẽ không dễ dàng. Những chiếc nhỏ hơn có thể được chế tạo nhanh chóng và ở nhiều loại xưởng đóng tàu nhưng không nhất thiết phải ở tốc độ cần thiết. Hải quân Hoa Kỳ cũng cần một số lượng đáng kể các tàu chiến mới và chưa rõ là có kinh phí hay năng lực đóng tàu cần thiết hay không.

Đó là vấn đề muôn thuở trong việc kết hợp các ưu tiên chiến lược với các nguồn lực. Và cuộc khủng hoảng ở Ukraine chỉ ra rằng các mối đe dọa cũ có thể tái xuất hiện khi một lực lượng đang cố gắng tập trung vào một hướng hoàn toàn mới.

Jonathan Marcus là giáo sư danh dự tại Viện Chiến lược và An ninh, Đại học Exeter, Vương quốc Anh

Chia sẻ Facebook