Thượng nghị sĩ Mỹ nói Đài Loan là quốc gia độc lập có chủ quyền

Chia sẻ Facebook
01/09/2022 19:27:23

Thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn đã kết thúc chuyến thăm Đài Loan vào ngày 27/8. Ngày 30/8, bà một lần nữa nhấn mạnh đến sự toàn vẹn của chủ quyền Đài Loan. Các học giả đã phân tích rằng chuyến thăm Đài Loan của bà sẽ có nhiều tác động.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn (Ảnh: Gage Skidmore/ Wikimedia)


Sau khi kết thúc chuyến thăm Đài Loan, bà Blackburn đã trả lời phỏng vấn độc quyền với Fox Business vào ngày 30/8. Bà nói rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, có tổng thống, quân đội và hiến pháp riêng. Bà cũng nhấn mạnh rằng Đài Loan chia sẻ các mục tiêu về dân chủ, tự do và ngoại giao với Mỹ, đồng thời hy vọng thiết lập thêm quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, đây là điều tốt cho Mỹ. Mỹ cần một đồng minh như Đài Loan.


Sau cuộc phỏng vấn nói trên, bà Blackburn một lần nữa nhấn mạnh cách nhìn của bà trên Twitter.


Taiwan has its own president, military, and constitution.

It’s obvious it is an independent country. pic.twitter.com/qDD775Sfso


Khi bà Blackburn hội kiến Tổng thống Thái Anh Văn tại Đài Loan, bà cũng nói rằng Đài Loan và Mỹ chia sẻ các giá trị chung, đều yêu mến tự do và dân chủ, và tất cả các quốc gia yêu tự do và dân chủ nên ủng hộ Đài Loan để Đài Loan có thể tiếp tục giữ vững độc lập và tự do của mình. Bà nhấn mạnh rằng bà sẽ không quay lưng lại với hòn đảo này vì sự bắt nạt của ĐCSTQ.

Hiệu ứng thăm Đài Loan


Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời của các nhà phân tích cho rằng từ những phát biểu của bà Blackburn có thể biết, chủ trương “một Trung Quốc” của ĐCSTQ e là ngày càng không khả thi, và ĐCSTQ cũng đã sử dụng các cuộc tập trận quân sự để thúc đẩy “hiệu ứng bà Pelosi thăm Đài Loan.”


Kể từ đầu tháng Tám, nhiều nhân vật chính trị nước ngoài đã dẫn đầu các phái đoàn đến thăm Đài Loan, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, Thủ tướng Saint Vincent và Grenadines – ông Ralph Gonsalves, Thứ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông Litva – bà Agnė Vaiciukevičiūtė, và Chủ tịch Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ – ông Ed Markey, Thống đốc Đảng Cộng hòa Indiana – ông Eric Holcomb, đoàn “Hội nghị chuyên đề Quốc hội Nhật-Hoa” của Quốc hội Nhật Bản, và Thượng nghị sĩ Blackburn, v.v.


Đối với việc những phát biểu của bà Blackburn giẫm vào “ lằn ranh đỏ của ĐCSTQ “, ông Vương Duy Chính (Wang Weizheng), Giám đốc Học viện Nghệ thuật và Khoa học tại Đại học Adelphi ở New York, đồng thời là giáo sư khoa học chính trị, nói rằng những nhận xét này không nhất thiết nhằm chọc giận ĐCSTQ, bởi vì cộng đồng quốc tế từ lâu đã chấp nhận “ sự độc lập thực chất ” của Đài Loan. Đặc biệt, bà Blackburn là người trong cơ quan lập pháp, khá quen thuộc với Đạo luật Quan hệ Đài Loan, áp dụng luật coi Đài Loan như một chính phủ nước ngoài hoặc tương tự thực thể nước ngoài.


Ông Vương Duy Chính nói rằng cộng đồng quốc tế nhìn chung đều biết rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ cai trị Đài Loan. Giờ đây, cộng đồng quốc tế sẽ coi Đài Loan là một quốc gia, và sẽ đưa ra các cam kết bằng lời nói khi đối mặt với “ chính sách một Trung Quốc ” của ĐCSTQ. Ông tin rằng xu hướng coi Đài Loan là một quốc gia thực thể độc lập có chủ quyền sẽ vẫn tiếp tục.


Ông cho rằng điều này cũng truyền tải cho thế giới bên ngoài thấy các nền dân chủ phương Tây không hài lòng với “chính sách ngoại giao sói chiến” của chính quyền ĐCSTQ và nguyên tắc “một Trung Quốc” . Ông kêu gọi, các nhân vật chính trị khi thăm Đài Loan cũng nên làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế và thương mại, thì mới thúc đẩy quan hệ đối ngoại thực chất của Đài Loan một cách hiệu quả.

Ông nói:

“Không chỉ đoàn kết chung với các giá trị dân chủ, mà cả hợp tác kinh tế, hiệp định thương mại tự do hoặc hiệp định đầu tư, cũng như hợp tác quân sự và hợp tác an ninh có thể đưa quan hệ song phương xích lại gần nhau hơn. Đây là những gì ĐCSTQ thực sự lo lắng nhất.”

Mỹ – Trung kiềm chế nhau

“tổ chức một cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu chung của nhiều quân chủng binh chủng và một cuộc diễn tập thực chiến hóa ở vùng biển và vùng trời xung quanh đảo Đài Loan”,

nhấn mạnh rằng đây là

“đây là hành động quân sự bình thường hóa dựa trên sự thay đổi tình hình eo biển Đài Loan”.

Đồng thời họ cũng tuyên bố

“sẽ tiếp tục tập luyện sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia hòa bình ổn định ở eo biển Đài Loan.”


Quân đội Mỹ cũng đã điều động các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường “USS Chancellorsville” và “USS Antietam” đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 28/8, tái khẳng định Mỹ coi trọng tự do hàng hải căn cứ vào luật pháp quốc tế, đồng thời cũng tái khẳng định cam kết của họ đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương  tự do và cởi mở.


Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean Pierre nhắc lại trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 29/8 rằng tương lai quân đội Mỹ sẽ tiếp tục ra khơi tự do trong khu vực để đáp trả hành vi khiêu khích và phá hoại ổn định của Trung Quốc. Ý tưởng của chúng tôi là dẫn dắt khu vực Tây Thái Bình Dương hướng tới sự ổn định hơn .


Ông Yết Trọng (Chieh Chung), phó nghiên cứu viên về An ninh quốc gia của Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan, đã phân tích rằng ngoài việc sử dụng các cuộc tập trận quân sự để ngăn chặn và đe dọa sự giao lưu giữa Mỹ và Đài Loan, ĐCSTQ cũng không loại trừ khả năng thực hiện “ ngoại giao cưỡng chế ” chống lại Mỹ thông qua chuyến thăm của bà Blackburn đến Đài Loan.

Ông Yết Trọng nói:

“Mục đích của ngoại giao cưỡng chế là sử dụng vũ lực đe dọa quy mô lớn để buộc đối phương (Mỹ) đàm phán với mình và thu được kết quả có lợi. ĐCSTQ có thể muốn sử dụng kiểu ngoại giao cưỡng chế này, hy vọng sử dụng tình hình căng thẳng đang tiếp diễn này để buộc Mỹ phải đàm phán với họ, và buộc Mỹ phải đưa ra một số cam kết … Ít nhất là thiết lập một khuôn khổ có lợi cho họ (ĐCSTQ) … để mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ không thể vượt quá khuôn khổ mới này.”


Ông còn cho rằng đối với lập trường của Mỹ, đường trung tuyến eo biển Đài Loan không có lợi ích quá quan trọng. Đối với việc duy trì tình hình ở eo biển Đài Loan, nếu Mỹ chọn tránh xung đột với ĐCSTQ, nói không chừng chính quyền Tổng thống Biden có thể sẽ lựa chọn nhượng bộ Trung Quốc (ĐCSTQ) để đổi lấy việc hạ nhiệt  tình hình, nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột.


Theo một quan chức cấp cao không muốn nêu tên trong Văn phòng Tổng thống Đài Loan cho biết, đối mặt với mối đe dọa từ ĐCSTQ, Đài Loan hiện tại không thể cắt đứt liên kết với quốc tế. Đài Loan cần sự hỗ trợ quốc tế để ngăn chặn dã tâm xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ.


Vị quan chức này nhấn mạnh, dã tâm bành trướng chủ nghĩa độc tài của ĐCSTQ là rất rõ ràng, lần này chỉ là lấy chuyến thăm Đài Loan làm cái cớ cho các cuộc tập trận nhằm xóa bỏ sự mặc nhận về đường trung tuyến của eo biển, bình thường hóa các cuộc tập trận quân sự nhắm đến Đài Loan. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cần nhìn thẳng vào vấn đề, bởi vì Đài Loan sẽ không phải là bến đỗ cuối cùng cho sự bành trướng độc tài của Trung Quốc (ĐCSTQ).


Lý Trạch Húc, Vision Times

Đài Loan lần đầu tiên bắn đạn thật xua đuổi UAV của ĐCSTQ Hôm thứ Ba (ngày 30/8), ngày quân đội Đài Loan đã tiến hành bắn phòng vệ bằng đạn thật đối với 1 máy bay không người lái của ĐCSTQ.

Chia sẻ Facebook