Thượng Hải: Người dân kêu gọi “hãy đứng lên làm cứu tinh của chính mình”
của một người dân Thượng Hải đã được lan truyền trên mạng. Người này nói:
Thượng Hải áp dụng chính sách phòng chống dịch bệnh cực đoan “zero COVID”, đã gây ra biết bao khốn khổ cho người dân. Mới đây, bài viết
“Hãy đứng lên làm vị cứu tinh của chính mình!”
“Chúng ta đói, hoảng sợ, bất lực, không thể động đậy một tấc.” “Biện pháp phòng chống hiện nay không phải để cứu dân, mà là để bảo vệ quan chức, và duy trì cái gọi là ổn định chính trị”
và nói thêm rằng
“để thay đổi, chỉ có thể dựa vào chính mình!”
“Dịch virus corona mới bước sang năm thứ 3. Mới đầu, việc che giấu dịch và sự chậm trễ của chính quyền đối với dịch bệnh khiến người ta bàng hoàng. Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng càng khiến chúng ta đau buồn và phẫn nộ hơn. Trong cơn sốc và hoảng sợ, để bảo vệ tính mạng của mình, chúng ta buộc phải từ bỏ nhiều quyền tự do và hợp tác với chính sách phòng chống dịch bệnh của chính quyền. Vài năm trôi qua, virus không ngừng biến đổi, đường lối và hiệu quả phòng chống dịch ở các quốc gia khác đã cho thấy sự đối lập rõ ràng (với Trung Quốc). Chúng ta dần dần nhận thức được rằng thứ mang đến đe dọa lớn nhất cho tính mạng của chúng ta không phải là virus, mà là một thứ quyền lực không được kiểm soát, trói buộc các quyền tự do cơ bản và chà đạp lên đời sống xã hội bình thường. Chà đạp lên đời sống xã hội bình thường. Là một cỗ máy nhà nước, vật chất, hình thức và quyền lực không chỉ lấy đi quyền kiểm soát tự chủ của chúng ta đối với sự tồn tại và cuộc sống của chúng ta, mà tệ hơn nữa, nó còn bóp chết tôn nghiêm của con người của chúng ta. Chính sách phòng chống dịch rời xa khoa học và lệch khỏi quỹ đạo chuyên nghiệp của Trung Quốc đã khiến chúng ta phải ngồi chờ chết.”
“Đối với sự quản lý chung mọi thứ của chính quyền, từ trước đến nay chúng ta luôn có sự phụ thuộc giống như Hội chứng Stockholm. Khi họ nói rằng chỉ phong tỏa 4 ngày, chúng ta đã tin; khi họ nói đừng tranh nhau mua đồ đạc, chúng ta đã tin; khi họ nói giữ luồng xanh điều trị y tế, chúng ta đã tin.
Chúng ta ngây thơ nghĩ rằng mặc dù câu ‘nhân dân trên hết’ trong tình hình quốc gia đặc biệt chỉ là một khẩu hiệu, nhưng nếu chính quyền muốn duy trì uy tín của người thống trị, thì họ sẽ không hoàn toàn xé bỏ lớp vải che đậy sự thành tín. Nhưng sự thật là, ở Thượng Hải, thành phố thịnh vượng nhất Trung Quốc trong thế kỷ 21, chúng ta bị đói khát, hoảng loạn, bất lực và không thể di chuyển được.”
Hơn nữa, dưới sự quản lý chặt chẽ và phớt lờ sự nhân đạo trong phòng chống dịch, dưới sự hỗ trợ của đồng phục bảo hộ đầy đủ, bản chất con người đang mất đi màu sắc ấm áp cơ bản nhất. Ngọn lửa của sự sống vô tội bị dập tắt trước bức tường người màu trắng lạnh lẽo: một y tá lên cơn suyễn bị bệnh viện từ chối, một nghệ sĩ vĩ cầm nhảy ra khỏi tòa nhà vì đau bụng, một đứa trẻ 3 tuổi mất mạng vì sốt. .. Những bi kịch có thể nghe vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng. Hiện thực hoang đường nhưng chân thật này cho chúng ta trải nghiệm sự thô bạo của quyền lực đối với yêu cầu của người dân, và sự chà đạp đối với nhân quyền. Làm sao chúng ta có thể thoát ra khỏi tình huống khó khăn này ngoài khóc lóc, tức giận và chờ đợi? ”
Thượng Hải: Nhiều vụ tự tử và tử vong do không được khám chữa bệnh
“Sẽ không có ai là vị cứu tinh của chúng ta. Khi cuộc sống bình thường của hàng chục triệu người bị đảo lộn, khi những người chuyên nghiệp như Trương Văn Hồng bị gạt ra rìa và khi những thảm họa thứ cấp cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, chúng ta nhận ra rằng việc hàng loạt các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch hiện tại không phải để cứu dân, mà là để bảo vệ quan chức, để duy trì cái gọi là ổn định chính trị, và bảo đảm một đại hội nào đó được tổ chức thắng lợi. ‘Từ thắng lợi này đến thắng lợi khác’, điều này phải đạt được bằng mọi giá, và quyền và lợi ích bị mất đi của mỗi chúng ta chỉ là một phần không đáng kể trong cái giá đó.”
Bài viết cũng cho biết phần lớn tầng tinh hoa trong xã hội đều im lặng.
“Không ai sẽ là vị cứu tinh của chúng ta, chúng ta phải là vị cứu tinh của chính mình. Chúng ta không thể luôn dùng những vết thương do tính mạng của người thân mình vạch ra để đổi lấy sự khai ân ngẫu nhiên của quyền lực. Chúng ta không muốn sau khi bị xúc phạm và tổn thương, lại còn phải nuốt vào trong sự khuất nhục không thể quên được; chúng ta không muốn sự thật bi thảm mà đích thân mình trải qua lại bị những tuyên truyền giả dối về thắng lợi của chính quyền che đậy.”
“Ánh sáng của cuộc sống và sự quý giá của tôn nghiêm là do chúng ta giành lấy chứ không phải là người khác ban cho. Cảnh ngộ trong nguy hiểm khiến chúng ta nhìn thấy rõ, thứ độc hại hơn virus corona mới chính là quyền lực không chịu sự ràng buộc, là sự cai trị của con người không có chút ý thức nào về hiện đại, và chỉ có thể phục tùng, nhẫn chịu, và dung túng, đổi lấy là bị làm tổn thương không kiêng nể gì.”
Thượng Hải: Tòa nhà văn phòng thành bệnh viện dã chiến, sáng đèn suốt đêm
Cuối bài viết nói:
“Chúng ta phải là vị cứu tinh cho chính mình. Cuộc khủng hoảng do chính sách chống dịch tàn bạo gây ra vẫn chưa kết thúc và thảm họa nhân đạo khủng khiếp vẫn tiếp tục. Chúng ta hãy nói rõ sự bất mãn của mình và dùng bất phục tùng trong hành động để biểu đạt sự kháng nghị của chúng ta, dùng các loại hình thức đấu tranh phi bạo lực để đối đầu với quyền lực công cộng bị bóp méo. Chúng ta dựa vào các quyền có sẵn khi sinh ra, bất khả xâm phạm để duy trì tôn nghiêm của con người, hôm nay chúng ta buộc phải trả cái giá này để có được tự do và yên bình trong tương lai. Tất cả những điều này chỉ có thể phụ thuộc vào mỗi chúng ta, và hãy dùng hành động của mọi người để tạo thành một cộng đồng quyền lợi. Muốn thay đổi, chúng ta chỉ có thể dựa vào chính mình !!! ”
一位上海人站了出来,千百个上海人站起来,就是自救的力量。
逆来顺受,任人蹂躏只能带来更多的压迫。
有上海居民发出呐喊了:
没有人会成为我们的救世主,
我们必须做自己的拯救者。我们不能
总是用亲人的生命所划出的
道道伤口,来换取权力的偶然开恩;
我们不愿意在被侮辱被损害之后,还要咽下屈辱 pic.twitter.com/9HRydxpI7H
— 鲁 难 (@lunanweiyi) April 21, 2022
Một số cư dân mạng bình luận:
Đây là
“Tiếng kêu gọi giác ngộ”; “Khách quan mà nói, phản ứng của người dân Thượng Hải quả thực khác với những nơi khác trong cùng điều kiện, mặc dù không thể so sánh với trân châu!”; “Các quan chức cũng trông ngóng, nếu huy động sức dân, bộ máy duy trì ổn định tê liệt, thì quan chức cũng sẽ trở mặt”; “Trước tiên hãy bắt đầu bằng đánh thức tư tưởng”…
Thượng Hải: Chịu hết nổi phong tỏa, người dân xuống đường kháng nghị
“Hiện tại tôi đã trải qua một tối của ngày 22/4, hiện giờ bệnh viện giải thích cho chúng tôi là không thể khám bệnh được”, “Tôi ở bên cạnh con mình ở bên ngoài gió thổi suốt một đêm. Bây giờ đã đến trưa rồi, họ nói với tôi không thể khám bệnh.”
Người phụ nữ hét lên trong tuyệt vọng:
“Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra ở Thượng Hải, Trung Quốc, chính sách của chính quyền chúng ta làm sao vậy? Đứa trẻ này bị bệnh, nó không được điều trị!”
Người phụ nữ gầm lên:
“Nếu đứa trẻ chết vì bệnh thì sao? Còn có người quản việc này không? Có bác sĩ nào quản không?”
Người phụ nữ nói:
“Đã xếp hàng ở đây 4 ngày 4 đêm cũng không vào khám bệnh được! Còn có pháp luật không? Có phải là con người không? Còn có nhân tính không?”
刚刚发生的一幕:上海同仁医院,等了四天四夜都没有医生给病儿治疗。 pic.twitter.com/bUkL1VBmf5
— 鲁 难 (@lunanweiyi) April 22, 2022
Thượng Hải phong tỏa: Người dân la hét trong các căn hộ chung cư
Về vấn đề này, rất nhiều cư dân mạng cho rằng:
“Nhìn thấy cảnh này mà tôi buồn và rơi nước mắt. Làm sao mà Trung Quốc lại trở nên như thế này. Xem mạng người như cỏ rác! Thiên lý khó dung!”; “Khi gặp chuyện thì mới hiểu, đằng sau một chính phủ lớn mạnh kỳ thực là đang đối phó với chính người dân”; “Điều này thật là kinh khủng, bệnh gì cũng không vào khám được, bức người ta đến chỗ chết”; “Chính quyền tìm đường chết này, đúng là không có thảm họa thì bèn tạo ra thảm họa!”
Xem thêm các bài về dịch bệnh tại Thượng Hải tại đây .
Lý Mộc Tử, Vision Times
Bị kẹt trên xe đi cách ly, người dân Thượng Hải hét lên "không muốn bị chôn sống"
40 - 50 người ở Thượng Hải được dự định đưa đến bệnh viện dã chiến để cách ly, nhưng họ đã suốt cả đêm cũng không có bệnh viện nào nhận.