Thực vật phù du phát triển mạnh mẽ dưới lớp băng ở Nam Cực

Chia sẻ Facebook
24/11/2022 22:52:54

Các nghiên cứu ở Bắc Cực đã gợi ý rằng, hàng loạt thực vật phù du có thể tồn tại dưới lớp băng biển trong điều kiện ánh sáng yếu và tối hơn.


Vào mùa đông ở Nam Cực , Mặt trời biến mất trong nhiều tháng liên tục. Trong khi đó, lục địa được bao quanh bởi băng biển, kéo dài ra Nam Đại Dương. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học , ngay cả những điều kiện khắc nghiệt này cũng không phù hợp với sự sống.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science, các nhà khoa học cho rằng, một trong những sinh vật quan trọng nhất trong mạng lưới thức ăn ở Nam Cực - thực vật phù du cực nhỏ như tảo và vi khuẩn - đang phát triển mạnh bên dưới băng biển.

Nhiều loài thực vật phù du khác nhau có khả năng quang hợp. Chúng cần ánh sáng Mặt trời để tạo ra năng lượng. Khi đại dương đóng băng, ít ánh sáng có thể xuyên qua bề mặt nơi chúng thường phát triển.

Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Nam Cực. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ 51 phòng thí nghiệm nổi được triển khai từ năm 2014 - 2021. Các phòng thí nghiệm nổi có thể thu thập tín hiệu địa hóa sinh học trên khắp Nam Đại Dương bằng một bộ cảm biến. Đồng thời, có thể phát hiện băng biển và lặn xuống dưới bề mặt, trôi theo dòng nước.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát lượng phân tử chất diệp lục được phát hiện bởi các phòng thí nghiệm nổi. Sau đó, so sánh với các xác định của vệ tinh NASA về lớp phủ băng biển.

Các nhà nghiên cứu đã mô tả sự phát triển mạnh mẽ của thực vật phù du sống dưới băng biển. Thực vật phù du thường biến mất trong mùa hè vùng cực. Điều này đúng với khoảng 26% các phép đo được thực hiện.

Theo nhóm nghiên cứu, điều này có thể báo hiệu rằng, có cả một hệ sinh thái ẩn giấu ở đó thường không được biết đến. Nếu thực vật phù du tạo thành nền tảng của lưới thức ăn đang ẩn náu dưới lớp băng, thì chúng ta có thể đang đánh giá thấp số lượng sự sống ẩn náu ở đó.

Ông Christopher Horvat - nhà hải dương học vùng cực tại Trường Đại học Brown và Đại học Auckland, tác giả chính của nghiên cứu - cho biết: “Càng tìm kiếm dưới biển và đất liền ở Nam Cực, chúng ta càng phát hiện nhiều hơn”.

Trong khi đó, theo ông Antonia Cristi - nhà sinh thái học biển tại Viện Nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia New Zealand, để biết liệu các quần thể này có khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu hay không, chúng ta cần tìm hiểu liệu những sự kiện đó là mới hay chúng đã xảy ra trước đó.

Đồng thời, tìm hiểu về tần suất chúng xảy ra, loài nào đang phát triển mạnh, hiểu được đặc điểm sinh lý của những loài này và tác động vật lý - hóa học của chúng là gì.

Chia sẻ Facebook