Thực hư việc máy rửa bát vừa tốn điện vừa tốn nước: Thí nghiệm người dùng nói lên tất cả

Chia sẻ Facebook
09/04/2022 11:52:10

Trên thực tế, mỗi lần dùng máy rửa bát chỉ tiêu tốn của bạn hơn 1.000 đồng, thật bất ngờ phải không?

Máy rửa bát đã và đang dần trở thành thiết bị “con cưng”, giúp giải phóng bớt sức lao động cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, vẫn nhiều người ái ngại khi đưa ra quyết định mua máy rửa bát vì lo sợ rằng thiết bị này sẽ gây tốn điện, tốn nước nhiều hơn trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Theo một số nghiên cứu, tổng lượng điện tiêu thụ của máy rửa bát vào khoảng 2000 - 2200W/tháng, tương đương công suất của một chiếc máy giặt.


Còn đối với lượng nước, nó tiêu thụ chỉ bằng khoảng 1/3 so với rửa bằng tay. Theo Cnet.com , mỗi lần rửa bát bằng tay cho một gia đình 4 người sẽ cần khoảng 20 - 30 lít nước, còn con số với máy rửa bát chỉ là 10 - 11 lít.

Một người dùng đã thực hiện thí nghiệm để đo lường lượng điện và nước mà máy rửa bát tiêu thụ trong một lần sử dụng. Video về thí nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn thấy và hiểu rõ hơn.

Thí nghiệm người dùng thực hiện đo lượng điện, nước tiêu thụ khi sử dụng máy rửa bát. (Video GenK)

Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau hơn 3h hoạt động, máy rửa bát tiêu thụ 0,63 kWh, tương đương hơn 1.000 đồng, tính theo giá điện dân sinh đang ở mức 1.678 đồng/kWh.

Đối với lượng nước, số tiêu thụ là 9,5 lít, nhân với đơn giá nước sinh hoạt theo khu vào khoảng gần 6.000 đồng/m3, thì số tiền nước cho một lần rửa với máy rửa bát là xấp xỉ 57 đồng.


Tổng cộng chi phí sẽ tốn khoảng 1,100 đồng . Bạn có bất ngờ trước con số “tưởng như không thể” này?

Máy rửa bát thực trên thực tế không tốn điện và tốn nước như nhiều người thường nghĩ. (Ảnh minh họa)

Tìm hiểu sâu về cấu tạo của máy rửa bát sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Bộ phận bơm thủy lực của máy sử dụng trung bình khoảng 180W (tương đương bóng đèn sợi đốt tiết kiệm điện), trong khi đó bộ phận thanh đốt nóng tiêu tốn khoảng 1500 - 2000W (tương đương bình nóng lạnh) mỗi tiếng đồng hồ, tùy vào chế độ rửa gia đình lựa chọn.

Bảng điều khiển cũng chỉ tiêu tốn điện bằng chiếc điều khiển tivi hay điều khiển máy lạnh chạy bằng pin.

Vì vậy, việc dùng máy rửa bát tiết kiệm hơn nhiều, nó không hề gây tốn điện hay tốn nước như nhiều người thường nghĩ.


Dùng máy rửa bát đã tiết kiệm còn tiết kiệm hơn

Khi chọn mua máy rửa bát, hãy lưu tâm đến các chỉ số tiết kiệm năng lượng được nhà sản xuất ghi trên máy. Trong đó, A+ là thấp nhất và A+++ là tiết kiệm nhất. Máy rửa bát tích hợp công nghệ tiết kiệm điện như cảm biến ECO, inverter… được xem là lựa chọn tối ưu chi phí nhất cho gia đình bạn.

Ví dụ minh họa chỉ số tiết kiệm năng lượng trên máy rửa bát. (Ảnh Bosch)

Thêm vào đó, có một số lưu ý người dùng cũng cần ghi nhớ và làm theo để đảm bảo máy được hoạt động hiệu quả và duy trì được độ bền

Nên loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho vào máy, để máy hoạt động nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm điện và nước cho quá trình làm sạch hơn. Thức ăn thừa cũng có thể khiến tắc ống xả và ảnh hưởng đến hoạt động của máy.

Hãy tìm hiểu các cách phân loại và sắp xếp bát đĩa sao cho phù hợp với máy rửa bát. Việc làm này vừa giúp máy hoạt động hiệu quả hơn, rửa sạch và đều hơn, đồng thời tiết kiệm điện và nước trong quá trình sử dụng hơn.

Sau khi thực hiện các bước trên, bước cuối cùng là lựa chọn chế độ làm sạch phù hợp. Nhiệt độ rửa vào khoảng 50 độ C được cho là hợp lí và có mức tiêu thụ điện năng thấp nhất. Nếu rửa ở mức nhiệt thấp hơn, bát đĩa sẽ khó sạch hơn.

Chế độ Eco, làm sạch ở nhiệt độ 50 độ C giúp tiêu thụ ít điện năng nhất. (Ảnh minh họa)


Gia đình cũng nên vệ sinh định kỳ máy rửa bát tại các vị trí quan trọng như lỗ cao su thoát thức ăn, cánh tay phun nước, các góc dễ bám bụi và dễ bị đọng nước.

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều mẫu máy rửa bát với công nghệ vượt trội, chỉ sử dụng khoảng 6-11 lít nước cho mỗi lần rửa. Con số này khá ấn tượng so với các loại máy rửa bát đời đầu hay rửa thủ công bằng tay.

Gia đình có thể cân nhắc nâng cấp sản phẩm sau một thời gian sử dụng để tiết kiệm tiền điện nước cũng như có cơ hội trải nghiệm các tiện ích khác.


Theo Chang

Pháp luật và Bạn đọc

Chia sẻ Facebook