Thủ tướng Hungary: Ukraine còn tồn tại là nhờ vào tiền của phương Tây

Chia sẻ Facebook
30/07/2023 01:38:59

Người Ukraine đã sức cùng lực kiệt. Thứ duy nhất giữ Ukraine còn tồn tại là tiền của phương Tây

Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm thứ Sáu (28/7) tuyên bố rằng Ukraine hiện không phải là một quốc gia có chủ quyền đầy đủ, bởi vì họ phụ thuộc vào tài trợ từ phương Tây để chi trả cho hoạt động của chính phủ.


Người Mỹ có thể lấy ra rất nhiều tiền bằng tất cả các kiểu thao túng tài chính, nhưng với châu Âu đó là một câu chuyện hoàn toàn khác, châu Âu không phù hợp làm theo cách đó ”, ông Orban nói hôm 28/7 trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh nhà nước Kossuth.

Thủ tướng Hungary nói thêm rằng mặc dù thực sự người Ukraine đã đang chịu đau thương nhất trong cuộc chiến tranh này, nhưng sự phụ thuộc của chính quyền Kyiv đồng nghĩa rằng cuộc xung đột này không thể gọi tên Ukraine. Ông Orban tuyên bố, một quốc gia mà không thể trả chi phí vận hành thì chính là đang nhượng chủ quyền của mình cho các nhà tài trợ.

Ông Orban cho rằng Liên minh châu Âu (EU) bây giờ không thể thực hiện được trách nhiệm tài chính đối với các quốc gia thành viên, trong đó có Hungary, và một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thâm hụt tài chính này là sự ủng hộ của EU dành cho Ukraine.


Thủ tướng Hungary bày tỏ hy vọng rằng sự chuyển dịch chính sách tại Mỹ có thể xảy ra vào năm tới trong bối cảnh một cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra. Ông cũng nói, tại châu Âu, công luận đang gây áp lực lên các chính trị gia phải theo đuổi hòa bình, bởi vì “ trong một nền dân chủ, thì ý chí của người dân và các chính sách của giới lãnh đạo không thể bất đồng quá lớn với nhau trong dài hạn ”. Ông tái khẳng định Hungary ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt chiến tranh tại Ukraine.


Ông Orban cho rằng EU đã đánh mất cơ hội “ địa phương hóa ” cuộc chiến tranh đang tiếp diễn theo cách mà cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã làm được với cuộc khủng hoảng trước đó tại Ukraine vào năm 2014.

Năm 2014, một cuộc đảo chính quân sự do phương Tây hậu thuẫn tại Kyiv đã loại bỏ chính phủ được bầu dân chủ tại Ukraine và trao quyền lực cho lực lượng dân tộc chủ nghĩa. Người dân tại Crimea sau đó đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga, trong khi đó, những người sống tại Donbass đã yêu cầu được tự trị. Chính quyền Kyiv khi đó phản ứng bằng cách điều quân đội tới trấn áp những người bất đồng chính kiến mà họ gọi là những phần tử ly khai thân Nga tại miền Đông, nhưng đã thất bại và dẫn tới xung đột dai dẳng.

Bà Merkel khi đó đã giúp các bên đàm phán ký kết các Thỏa thuận Minks, trong đó đề xuất một lộ trình cho việc tái tích hợp hòa bình Donbass vào Ukraine. Nhưng theo phía Nga, Kyiv không bao giờ thực thi các cam kết đó. Trong khi, Ukraine cho rằng Nga đã đưa quân vào Donbass để kích động và hỗ trợ nổi dậy.

Bà Merkel hồi tháng 12/2022 đã tuyên bố trên truyền thông rằng tiến trình Minsk chỉ là chiến thuật câu giờ của phương Tây để trang bị vũ khí cho Ukraine nhằm hướng tới một cuộc chiến tranh với Nga. Cựu Tổng thống Pháp Francois Holland sau đó cũng bày tỏ đồng tình với phát biểu của cựu Thủ tướng Đức.

Ông Orban trong phát biểu hôm 28/7 cũng tiếp tục dấy lên lập trường phản đối chế tài Nga. Thủ tướng Hungary cho rằng các quốc gia của khối EU 27 thành viên đã chịu tổn thất về kinh tế sau khi hậu thuẫn chiến dịch của Mỹ trừng phạt Nga vì gây chiến với Ukraine.


Hải Đăng (Theo RT )

Thủ tướng Viktor Orban: Mỹ muốn đánh bại Nga và coi Ukraine là công cụ "Mỹ muốn đánh bại Nga và coi Ukraine là công cụ để đạt được điều đó,” Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói với báo Daily Libero.

Chia sẻ Facebook