Thủ tướng Anh: TQ đặt ra ‘thách thức lớn nhất’ cho an ninh và thịnh vượng toàn cầu
Thủ tướng Anh: TQ đặt ra ‘thách thức lớn nhất’ cho an ninh và thịnh vượng toàn cầu
Embed from Getty Images
“Trung Quốc đặt ra thách thức lớn nhất trong thời đại của chúng ta đối với an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Họ ngày càng độc đoán ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài.”
Thủ tướng cho biết, các cường quốc G7 rất rõ ràng về rủi ro mà Trung Quốc gây ra.
Ông nêu rõ:
“Chúng tôi sẽ phối hợp cùng nhau – thành viên G7 và các quốc gia khác – đảm bảo có thể giảm thiểu rủi ro cho bản thân và khả năng dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng mà chúng tôi đã thấy từ Trung Quốc, thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ chính mình trước đầu tư thù địch, và làm sao để không gây thiệt hại cho nhau.”
Ông Sunak tiếp tục:
“Có một quyết tâm và sự thống nhất hoàn toàn trong G7, trước hết chỉ là nhận ra thách thức mang tính hệ thống mà Trung Quốc đặt ra cho trật tự thế giới. Đây là quốc gia duy nhất có cả phương tiện và ý định định hình lại trật tự thế giới.”
Thủ tướng Anh còn cho hay, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận về việc “đảm bảo rằng công nghệ quan trọng liên quan đến an ninh của chúng ta không bị rò rỉ sang Trung Quốc”.
“Tất cả những điều này là nhằm loại bỏ rủi ro chứ không phải tách rời. Với G7, chúng tôi đang thực hiện các bước để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực kinh tế để can thiệp vào các vấn đề chủ quyền của nước khác.”
Loại bỏ rủi ro
Bình luận của thủ tướng Anh được đưa ra sau các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, không chỉ tập trung vào việc hỗ trợ cuộc chiến của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga mà còn đối phó với những thách thức do chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra.
“Các cách tiếp cận chính sách của chúng tôi không được thiết kế để gây hại cho Trung Quốc và chúng tôi cũng không tìm cách cản trở sự phát triển và tiến bộ kinh tế của Trung Quốc.”
Tuy nhiên, họ nhấn mạnh, việc “giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa” là cần thiết để đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế, đồng thời lưu ý thêm các nước G7 sẽ “giảm bớt sự phụ thuộc quá mức” vào chuỗi cung ứng quan trọng của họ.
Ngoài ra, các cường quốc G7 sẽ “chống lại các hành vi bất lương, chẳng hạn như chuyển giao công nghệ bất hợp pháp hoặc tiết lộ dữ liệu” và bảo vệ “một số công nghệ tiên tiến” có thể được sử dụng để đe dọa an ninh quốc gia.
Tuyên bố tái khẳng định sự cần thiết của hòa bình ở eo biển Đài Loan và kêu gọi Trung Quốc gây áp lực buộc Nga chấm dứt hành động gây hấn ở Ukraine.
Thách thức mang tính thời đại
Chính phủ của ông Sunak đã chỉ định Trung Quốc là “thách thức mang tính thời đại” trong bản cập nhật chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh, không còn gọi đó là “mối đe dọa” như trong thời gian ông Sunak tranh cử vào năm ngoái.
Ông và Ngoại trưởng James Cleverly đã bác bỏ luận điệu chiến tranh lạnh với Trung Quốc, cho rằng nước này đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.
Tuần trước, có thông tin về việc ông Sunak cũng đã “nuốt lời”, không tuân theo cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình là cấm tất cả các Viện Khổng Tử ở Anh.
Một phát ngôn viên của Phố Downing cho biết hôm 16/5, chính phủ nhận thấy “những lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài” trong lĩnh vực giáo dục đại học và đang hành động để loại bỏ mọi khoản tài trợ của chính phủ cho các Viện Khổng Tử ở Anh. Dù vậy, chính phủ hiện đang đánh giá rằng “việc cấm chúng là không tương xứng”.
Người tiền nhiệm của ông Sunak, là bà Liz Truss, hiện đang có chuyến công du đến Đài Loan hôm 17/5 lại nhìn nhận, các viện “nên đóng cửa ngay lập tức”.
Theo quan điểm của bà Truss, phương Tây không có quyền lựa chọn có muốn tham gia chiến tranh lạnh hay không, vì Bắc Kinh “đã đưa ra lựa chọn của họ”.
Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)
9 điểm đồng thuận trong thông cáo của G7, làm rõ lập trường đối với Trung Quốc Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm Bảy nước (G7) đã ra "Thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh G7".