Thứ quả được ví là "thuốc trường thọ" giúp khoẻ thận, ngủ ngon: Không xa lạ với người Việt
Tang thầm hay quả dâu chín là loại quả không hề xa lạ với người Việt. Dâu thường được trồng làm bờ rào lấy quả ngâm thành siro uống nước giải khát.
Trong dân gian dâu tằm thường được dùng để ngâm siro hay ăn trực tiếp đều rất tốt cho sức khỏe. Ngoài là thứ nước giải nhiệt trong mùa hè thì đây còn là vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Theo Đại tá, Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), cây dâu tằm là loại cây quen thuộc sử phổ biến trong dân gian. Cây dâu tằm tên tang dâu cam. Không chỉ quả dâu mà tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá thậm chí là những con vật ký sinh, ăn lá dâu tằm như tò vò, tằm cũng đều vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Trong y học cổ truyền quả dâu chín có vị chua, tính hàn đi vào kinh can, tâm và thận, tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch, nhuận táo, tăng tân dịch khoẻ người, an thần ngủ ngon, sáng mắt, chống lão hoá. Chủ trị thiếu máu đau khớp xương.
Do quả dâu chín có tác dụng đi vào 2 kinh can và thận nên được dùng để trị thận yếu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, táo bón, mất ngủ, tóc bạc sớm…
Vị Lương y cho hay, quả dâu tằm thường được ngâm siro tác dụng giảm khát, chữa táo bón. Uống nước dâu tằm cũng giúp cho hệ tiêu hóa được kích thích, ăn ngon miệng hơn. Dâu tằm cũng rất tốt cho người khó ngủ, mất ngủ vì có chứa hoạt chất giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Tang thầm 20g, sinh địa 20g. Sắc với nước, thêm đường hay mật ong cùng uống. Trị chứng huyết hư, tân dịch thiếu sinh táo bón.
Người có chứng huyết hư, đầu nhức, mắt hoa, ít ngủ dùng tang thầm kết hợp với nữ trinh tử, hạn liên thảo. Các vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn trộn mật ong hoàn viên. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g. Giúp giảm đau đầu, hoa mát ngủ ngon.
Ở một số nơi người dân còn nấu cao tăng thầm dùng giúp dưỡng huyết nhuận tràng. Chữa huyết hư, gan thận yếu, lưng gối đau mỏi, các chứng tê do huyết và phong của người già, táo bón.
Lương y Bùi cho biết thêm, tang thầm còn được biết đến là loại quả kéo dài tuổi thanh xuân. Trong sách cổ còn ghi chép lại quả dâu còn được gọi là quả trường thọ.
Cách dùng dâu là thuốc trường thọ, chống lão hoá như sau: Dùng dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), kỷ tử 15g, sắc hãm, ngày uống 1 lần. Dùng cho các trường hợp mờ mắt, giảm thị lực, râu tóc bạc sớm, tăng cường khí huyết giúp đẹp da, ngủ ngon.
Một số bài thuốc từ quả dâu
- Chữa chứng hay quên, chóng mặt, đau nhức xương khớp, đau lưng gối, hoa mắt, suy nhược cơ thể, táo bón: Ăn dâu tằm chín thường xuyên mỗi ngày sẽ giảm những triệu chứng này.
- Chữa chứng thiếu máu làm mát máu, hồi hộp mất ngủ: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), long nhãn 30g, nấu sắc lấy nước đặc cho uống ngày 1 lần.
-Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu, sinh địa, mỗi thứ 30g; đường trắng 15g. Giã nát sắc uống chia 10 lần uống.
- Cháo quả dâu: quả dâu chín 40g, gạo 50g. Đường phèn vừa đủ. Nấu cháo lỏng ăn buổi sáng (chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.
Chữa ăn không tiêu, trướng bụng, óc ách, tức thở: quả dâu 10g, bạch truật 6g, sắc uống.
- Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh, bế kinh do huyết ứ: quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 13g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5-7 ngày.
- Ra nhiều mồ hôi mồ hôi trộm: quả dâu, ngũ vị tử, mỗi loại 10g sắc kỹ đến khi còn 1/2 - uống ngày 1 lần.
- Viêm đa khớp dạng thấp: quả dâu tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml.
Quả dâu tằm có nhiều tác dụng với sức khỏe, tuy nhiên theo lương y Bùi Hồng Minh, những người đang bị tiêu chảy, viêm dạ dày… không nên ăn nhiều vì dâu tằm có tính hàn.