Thú có túi tiến hóa hơn con người ở điểm nào?

Chia sẻ Facebook
01/06/2023 16:59:03

Thú có túi được cho là đã có nhiều thay đổi trong tiến hóa hơn so với các loài động vật có vú khác, thậm chí cả con người. (Ảnh: People).

Thú có túi được cho là đã có nhiều thay đổi trong tiến hóa hơn so với các loài động vật có vú khác, thậm chí cả con người

Thú có túi là loài có nhiều sự tiến hóa hơn so với dạng tổ tiên của động vật có vú.

Một nghiên cứu mới đã thách thức quan điểm cho rằng thú có túi là loài "nguyên thủy" hơn động vật có vú. Để làm được điều này, nghiên cứu đã chứng minh thú có túi phát triển ở mức độ đáng kể hơn so với động vật có vú kể từ lần cuối 2 nhóm này có chung một tổ tiên.


Anjali Goswami, nhà sinh vật học tiến hóa tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh thừa nhận: "Chúng ta đã đánh giá sai về thú có túi. Hóa ra chúng là loài có nhiều sự tiến hóa hơn so với dạng tổ tiên của động vật có vú ".


"Là động vật bậc cao, chúng ta thường có quan niệm cho rằng loài người chính là nhóm mà quá trình tiến hóa hướng tới. Hay chúng ta là trung tâm của mọi thứ. Tuy nhiên, đó không phải là cách mà tiến hóa hoạt động" , Goswami lý giải.

loài nào có nhiều thay đổi nhất so với tổ tiên của chúng thì được gọi là tiến hóa hơn

Hình minh họa ở loài wallaby cho thấy quá trình con non bò lên túi của con mẹ. (Ảnh: Getty).


Nói như vậy, những loài thú có túi, điển hình như kangaroo, chuột túi, gấu koala ... thực sự đã thể hiện kiểu phát triển chuyên biệt hơn, đòi hỏi những thay đổi lớn hơn về đặc điểm so với tổ tiên chung.


Chi tiết mà chúng ta thấy rõ nhất là cách thức sinh sản của chúng . Theo đó, thú có túi sở hữu cơ chế đặc biệt, giúp chúng sinh ra những con non được trú ngụ bên trong một cái túi nằm ở bụng mẹ.

Nhờ vậy, con non được sinh ra sớm hơn rất nhiều so với các loài động vật có vú khác. Thú có túi mẹ cũng không phải phát triển hệ thống phức tạp bao gồm nhau thai, màng ối, dạ con... để bảo vệ con non trong cơ thể mình.


"Cách chúng sinh sản không phải là hình thức trung gian giữa động vật có vú đẻ trứng và có nhau thai, mà là một cách phát triển hoàn toàn khác" , Goswami nhấn mạnh.


Nói theo một cách khác, thú có túi thích nghi tốt hơn , và dễ thực hiện các chuyến di cư từ lục địa này sang lục địa khác nhờ hệ thống sinh sản linh hoạt của chúng .


Ngoài ra, thú có túi cũng đối mặt tốt hơn với các tình huống môi trường kém ổn định . Trong trường hợp xấu nhất, chúng chỉ đơn giản là bỏ lại đứa con non của mình ở giai đoạn đầu phát triển.

Hành động này nghe có vẻ độc ác, nhưng trên thực tế là một chiến lược sinh tồn ít rủi ro, vì con cái có thể sống sót và tiếp tục sinh sản ở những lần sau đó.


"Nhược điểm của động vật có vú là thời gian mang thai quá dài. Vì vậy nếu một con vật trải qua thời kỳ cạn kiệt nguồn tài nguyên, cả con mẹ và con non có thể sẽ chết vì cơ thể chúng gắn kết với nhau" , Goswami lý giải.

Chia sẻ Facebook