Thông tin mới nhất vụ sau tiệc cưới, "cả làng" đau bụng
Sau khi ăn tiệc cưới, đến tối nhiều người dân tham dự tiệc cưới nói trên xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Ngày 8/8, ông Trần Vũ Phong - Bí thư Đảng uỷ xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết đang chỉ đạo chính quyền địa phương xác minh thông tin nhiều người dân trên địa bàn nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi dự tiệc cưới.
Theo thông tin ban đầu trên Người Lao Động, hoảng 11h ngày 6/8, một đám cưới diễn ra ở Nhà văn hoá thôn Tùng Giang, xã Quảng Châu. Đám cưới này mời hơn 500 khách, phần đông là người dân trong thôn và bạn bè của gia chủ hai bên.
Cỗ cưới gồm các món: gà, bò, dê, cháo và một số món ăn khác do Nhà hàng L.H ở xã Quảng Hợp phục vụ, chế biến.
Theo CAND, sau đám cưới, hàng trăm người dân tham dự tiệc cưới bỗng dưng xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy..., có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm. Nhiều người đã tự mua thuốc về điều trị tại nhà, một số có biểu hiện nặng hơn thì đến thăm khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Nhiều người đã tự mua thuốc về điều trị tại nhà, một số có biểu hiện nặng hơn thì đến thăm khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Khi sự việc xảy ra, các thực khách nghi ngờ rằng nguồn thức ăn được bày biện tại tiệc cưới "có vấn đề" nên mới xảy ra sự việc như vậy. Chị T. ở xã Quảng Châu - vị khách dự tiệc cưới hôm đó nói chị rất nhiều lần dự đám cưới, nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra trường hợp hi hữu như vậy, bởi cả làng đi dự thì đến 90% đều đau bụng.
Cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn
Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống , nếu đang ăn, phải ngừng ăn; nếu bệnh nhân tỉnh táo, cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Cách gây nôn đơn giản nhất mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Nếu không kịp pha nước muối thì có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Sau khi gây nôn, nếu thấy nôn ra được hầu hết thức ăn thì để người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi sát và nếu có bất cứ triệu chứng gì khác lạ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu bị tiêu chảy nhiều thì có thể cho uống dung dịch oresol (pha theo hướng dẫn ghi trên bao bì) hoặc nếu không có sẵn gói oresol thì có thể pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để chống mất nước cho cơ thể.
Đối với trường hợp có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức thì không gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp này cũng như các trường hợp phát hiện các triệu chứng khác lạ hay nặng cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Không cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào theo lời mách bảo. Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm có khá nhiều loại mà đôi khi chúng ta vô tình gặp phải như các loại cá độc, nấm độc, thức ăn bị ôi thiu… Vì vậy, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất với các dịch nôn hoặc thức ăn đang dùng để xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc.
Lưu ý: Ngộ độc thức ăn là tình trạng khẩn cấp cần phải xử trí nhanh theo các phác đồ cấp cứu giải độc tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết những nguyên tắc cần thiết nếu chẳng may có người thân trong gia đình , cộng đồng bị ngộ độc thức ăn.
Trúc Chi (t/h)