Thông minh không phải là một loại tri thức, rốt cuộc nó là gì?

Chia sẻ Facebook
15/10/2022 06:44:06

Thông minh không phải là một loại tri thức, rốt cuộc nó là gì?Trúc Nhi •Thứ bảy, 15/10/2022

Từ xưa đến nay, bậc cha mẹ nào cũng mong con cái

“thông minh lanh lợi”,

Người sẵn lòng vì người khác mà buông bỏ lợi ích của bản thân mình lại chưa hẳn là kẻ ngốc. Thông minh rốt cuộc là gì? (Ảnh minh họa: Pixabay)

Vương Hy Phượng thông minh tính toán mọi sự thế gian, nhưng cũng không tính nổi số mạng của mình


Trong danh tác cổ đại nổi tiếng ‘Hồng lâu mộng’ , có đoạn miêu tả về nhân vật Vương Hy Phượng rằng: “Ky quan toán tẫn thái thông minh. Phản ngộ liễu khanh khanh tính mệnh” , ý nghĩa là nàng ta mưu kế tính toán quá thông minh, ngược lại chết vì sự thông minh của chính mình. Vậy là một người thông minh đến thế cũng không thể tự cứu lấy mạng sống của mình.


Tất nhiên, Vương Hy Phượng cũng có lúc rất hiểu chuyện. Chẳng hạn, nàng đã nhờ già Lưu, một người dân quê thô kệch đặt tên cho con gái mình, cũng xem như chuyện lạ vậy. Không ngờ rằng, cuối cùng người đã giải cứu con gái nàng thoát khỏi nguy hiểm lại cũng chính là già Lưu không có quyền thế này.

“Tái ông thất mã, yên tri phi phúc”


Có một câu ngạn ngữ cổ: “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” . Nhìn qua thì như là mất mát một thứ gì đó, nhưng hóa ra ở mặt khác lại sinh ra một điều tốt. Điều này liên quan đến một chủ đề rất trọng yếu chính là ‘được và mất’ . Con người ta đôi khi chỉ nghĩ làm sao để đạt được thứ mình muốn chứ không biết rằng trời cao là rất công bằng, nếu ở phương diện này đạt được thì đồng thời ở một mặt khác sẽ mất đi. Nếu chúng ta nhất mực làm mọi cách để đạt được điều gì nhưng lại làm tổn hại đến người khác, thì chúng ta sẽ mất đi nhiều hơn thế.


Liên quan tới vấn đề được và mất, các ghi chép của sách cổ cũng rất sinh động. Theo ghi chép trong ‘Trích Ngôn’ : Vào thời nhà Đường, có một người đàn ông tên là Tôn Thái, quê ở Sơn Dương, ông là học trò của thầy Hoàng Phủ Dĩnh, nên cách hành xử thường ngày của ông cũng mang phong thái của một người tài đức.


Vợ ông là con gái của một người dì quá cố. Chuyện kể rằng, trước khi người dì mất đã giao hai con gái lại cho ông và nói: “Con gái lớn của ta bị hỏng mắt, cháu có thể lấy cô em gái làm vợ không?” Nhưng sau khi người dì mất, ông đã cưới cô chị bị mù làm vợ. Người ta hỏi ông tại sao lại làm vậy? Ông nói: “Nàng là người tàn tật, nếu ta không lấy nàng thì liệu ai sẽ lấy nàng đây?” Mọi người nghe xong đều rất ngưỡng mộ lòng trung nghĩa của ông.

Ông Tôn Thái nói chuyện với bà ấy xong liền cởi dây buộc thuyền và rời đi, không bao giờ quay trở lại. (Ảnh minh họa: Xinling yi fang/ Shutterstock)

Thông minh thực sự là gì?


Một lần khác, ông Tôn Thái đi chợ thì thấy một người bán chiếc đèn cũ nên đã mua về. Khi trở về, ông sai người cọ rửa thì phát hiện ra chiếc đèn cũ này làm bằng bạc, sau đó ông lập tức sai người đem đèn trả lại cho người bán.


Vào thời kỳ Trung Hòa, ông dự định chuyển nhà đến Nghĩa Hưng, vì vậy ông đã mua một căn nhà mới ước chừng khoảng hai trăm nghìn xâu tiền. Ông đã trả trước một nửa số tiền để đặt cọc. Sau 2 tháng, ông ngồi thuyền cầm theo số tiền còn lại tới thanh toán nốt để nhận nhà.

“Tôi vẫn chưa làm tròn chữ hiếu với cha mẹ chồng. Nhưng con cháu vì tranh chấp tiền bạc mà vội bán ngôi nhà của tổ tiên, cho nên tôi mới bi thương buồn bã như vậy.”

Ông nghe xong thất vọng hồi lâu rồi nói với bà:

“Ta mới nhận được thư từ kinh đô gửi đến, đã thăng quan ở nơi khác, cho nên không thể ở đây được nữa, ngôi nhà này để cho con trai bà trông coi vậy.”


Lão Tử từng giảng “Đại trí nhược ngu” , một người thực sự có trí huệ thì thường tỏ ra không lanh lợi. Hành động của ông Tôn xem ra thật ngốc, lợi không muốn lại muốn thiệt, lợi ích ở trong tay rồi lại đem cho người khác. Nhưng ngược lại, con cháu của ông lại có địa vị cao, đây chẳng phải là kết quả của việc tích âm đức của ông sao?


“Thông minh” chân chính là sự lương thiện, nó là cảnh giới cao nhất của việc dùng trí huệ để hành sự trong đời. Trong con mắt người thường thì trông có vẻ những người này thật quá ngu ngốc, nhưng đây mới chính là một bậc đại trí huệ.


Trúc Nhi/ Theo Sound of Hope

Không tự tin, luôn bị tổn thương? 2 cạm bẫy làm giảm khả năng tự khẳng định bản thân

Nếu bạn muốn có khả năng tự khẳng định bản thân, trước tiên bạn phải có lòng tự trọng và tự tôn, sau đó bạn mới có thể tôn trọng người khác.

Chia sẻ Facebook