Thống đốc Florida DeSantis: Nếu đắc cử tổng thống sẽ hủy quy chế tối huệ quốc của Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
11/07/2023 20:07:26

Hôm Chủ nhật (9/7), Thống đốc Florida Ron DeSantis, người đang tìm cách đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, cho biết nếu thắng cử vào Nhà Trắng, ông sẽ hành động để thu hồi quy chế “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” của Trung Quốc, hay còn gọi là quy chế “tối huệ quốc”.

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis. (Nguồn: Gage Skidmore/Flickr)


Ông DeSantis cũng gọi Trung Quốc là mối đe dọa địa chính trị số một mà Hoa Kỳ phải đối mặt. Theo một báo cáo của New York Times , nhìn vào quan hệ Trung-Mỹ từ nhiều số liệu khác nhau, mặc dù hai bên cạnh tranh gay gắt nhưng họ không thể tách rời.


Reuters đưa tin, ông DeSantis nói trong một cuộc phỏng vấn với “Fox News Sunday” vào Chủ nhật, rằng ông ủng hộ việc xóa bỏ quy chế tối huệ quốc của Trung Quốc. DeSantis nghĩ rằng họ có thể cần sự hợp tác của Quốc hội, nhưng ông sẽ thực hiện các biện pháp hành chính thích hợp theo hướng đó.

Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu công nhận quy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc vào năm 2000, khi Trung Quốc đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vậy nên, việc xóa bỏ quy chế tối huệ quốc của Trung Quốc cũng phải được Quốc hội thông qua.

Do một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã căng thẳng trong nhiều năm, như vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu công nghệ tiên tiến, chính sách công nghiệp do nhà nước lãnh đạo của Trung Quốc, vấn đề nhân quyền, nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và thuế quan thương mại…

Trong cuộc phỏng vấn, ông DeSantis cũng chỉ ra rằng Trung Quốc là mối đe dọa địa chính trị số một mà Hoa Kỳ phải đối mặt.

Trong cuộc đua giành đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Trump đang dẫn đầu và ông DeSantis đứng thứ hai, nhưng khoảng cách rất lớn.


Theo một báo cáo của New York Times , nhìn vào quan hệ Trung-Mỹ từ nhiều số liệu khác nhau, mặc dù hai bên cạnh tranh gay gắt nhưng họ không thể tách rời.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường coi Trung Quốc là đối thủ dài hạn lớn nhất của họ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về an ninh quốc gia và cạnh tranh kinh tế. Tuy nhiên, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này lại là đối tác kinh doanh không thể thiếu của nhau.

Bất chấp căng thẳng gia tăng giữa hai nước, tình hình thương mại song phương  của hai nước vẫn vô cùng mạnh mẽ. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hoa Kỳ, sau Canada và Mexico.

Năm ngoái, Mỹ đã nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá kỷ lục 563,6 tỷ USD từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm, cho thấy một số công ty đang cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.

Trung Quốc cũng là một thị trường xuất khẩu lớn. Một nửa lượng đậu tương của Mỹ được xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2021, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã hỗ trợ gần 1,1 triệu việc làm tại Mỹ.

Hơn nữa, Trung Quốc còn thống trị chuỗi cung ứng cho cả hàng hóa thiết yếu và hàng ngày. Trung Quốc là nhà sản xuất thép, tấm pin mặt trời, thiết bị điện tử, than đá, nhựa, cúc áo và pin ô tô lớn nhất thế giới. Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần chỉ sau 2 năm. Với sự hiện diện ngày càng tăng trong lĩnh vực xe điện, nước này là nhà xuất khẩu xe hơi lớn nhất thế giới.

Trung Quốc cũng là một trong những bên cho vay lớn nhất của Hoa Kỳ, nắm giữ khoản nợ gần 1 nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ. Các công ty lớn của Mỹ kiếm được nhiều tiền hơn từ Trung Quốc so với Nhật Bản, Anh và Đức cộng lại.

Nhưng triển vọng đang trở nên đen tối hơn đối với các công ty Hoa Kỳ đang kinh doanh tại Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát gần đây do Phòng Thương mại Hoa Kỳ thực hiện đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc, 56% công ty cho biết họ không kiếm được lợi nhuận vào năm 2022, và 46% công ty Mỹ tin rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ xấu đi vào năm 2023.


Theo RFI

Hoa Kỳ: Đảng Cộng hòa ở Hạ viện giới thiệu dự luật liêm chính bầu cử

Ngày 10/7, các nhà lập pháp ĐCH đã giới thiệu dự luật liêm chính bầu cử bảo thủ nhất trong hơn 20 năm, và sẽ được xem xét nghiêm túc tại Hạ viện Mỹ.

Chia sẻ Facebook