Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng với NATO, dọa tấn công Syria

Chia sẻ Facebook
24/05/2022 17:09:43

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa triển khai tấn công quân sự vào Syria, giữa lúc phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. 

Thổ Nhĩ Kỳ dọa mở đợt tấn công quân sự mới vào Syria

Hôm 23/5, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đe dọa triển khai chiến dịch quân sự mới ở Syria để đảm bảo an ninh ở biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu trong cuộc họp Nội các, Tổng thống Erdogan cho hay mục tiêu của chiến dịch là nối lại những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thiết lập vùng an toàn sâu 30 km nằm dọc biên giới với Syria.

“Chúng tôi sẽ sớm có những động thái mới liên quan tới những phần chưa hoàn thành trong dự án thiết lập vùng an toàn sâu 30 km dọc biên giới phía nam”, AP dẫn lời ông Erdogan.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không nói chi tiết thêm về kế hoạch, nhưng cho hay chiến dịch mới sẽ được bắt đầu sau khi các lực lượng an ninh, tình báo và quân sự nước này hoàn thành quá trình chuẩn bị.

Các lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành 3 chiến dịch tấn công quy mô lớn vào phía bắc Syria và nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực nằm dọc biên giới với Syria nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, cùng nhóm nổi dậy Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG).

Thổ Nhĩ Kỳ xem YPG là chi nhánh của Đảng Công nhân Kurdistan hay PKK, lực lượng bị Ankara, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) liệt vào danh sách khủng bố. PKK phát động tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1984 và hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong quá trình xung đột.

Tuyên bố của Tổng thống Erdogan được công bố đúng thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối quân sự NATO. Ankara nghi ngờ Thụy Điển và Phần Lan ủng hộ cho PKK và các nhóm phiến quân khác mà Thổ Nhĩ Kỳ xem là khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ trích việc Thụy Điển và Phần Lan ban hành các hạn chế liên quan tới hoạt động buôn bán vũ khí, sau khi Ankara phát động tấn công Syria vào năm 2019.

Cũng trong ngày 23/5, ông Erdogan tuyên bố hoãn đối thoại với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, cũng như hủy một cuộc họp quan trọng giữa chính phủ hai nước, sau khi cáo buộc nhà lãnh đạo Hy Lạp đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Erdogan cáo buộc trong chuyến thăm tới Mỹ gần đây, Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis được cho đã nói với các quan chức Mỹ rằng Washington không nên bán chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 17/5, Thủ tướng Mitsotakis nói rằng Mỹ nên tránh tạo ra thêm sự bất ổn ở bờ đông nam của NATO.

“Điều NATO cần nhất hiện nay trong lúc đang tập trung vào hỗ trợ Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công của Nga là tránh gây ra sự bất ổn ở bờ đông nam NATO. Tôi đề nghị Mỹ xem xét vấn đề này khi đưa ra quyết định mua bán quốc phòng đáng quan ngại ở phía đông Địa Trung Hải”, nhà lãnh đạo Hy Lạp nói.

Đưa ra bình luận sau tuyên bố của Tổng thống Erdogan, phát ngôn viên của chính phủ Hy Lạp là ông Yiannis Economou cho hay Athens “sẽ không sa vào khẩu chiến với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ”.

Dù là hai nước đồng minh trong NATO, nhưng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp vẫn vô cùng căng thẳng do những bất đồng về tuyên bố chủ quyền trên biển gây ảnh hưởng tới quyền khai thác năng lượng ở phía đông Địa Trung Hải.

Trong tháng này, Hy Lạp chính thức mở rộng hiệp ước quân sự song phương với Mỹ có thời hạn 5 năm nhằm cho phép quân đội Mỹ tiếp cận 3 căn cứ ở Hy Lạp, và sự hiện diện của hải quân Mỹ ở đảo Crete.

Về phần mình, Tổng thống Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã mắc sai lầm khi tái chấp thuận để Hy Lạp gia nhập NATO vào năm 1980.


Minh Thu (lược dịch)

Tin Cùng Chuyên Mục

Hơn 20 nước cung cấp thêm nhiều loại vũ khí mới cho Ukraineicon0Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiết lộ hơn 20 quốc gia đang cung cấp các loại vũ khí mới cho Ukraine bao gồm trực thăng và tên lửa.

Anh: Thiếu chai thủy tinh do khủng hoảng năng lượng

icon 0

Tờ Scotsman dẫn lời Julie Dunn, Giám đốc công ty Dunns Food and Drinks, một trong những nhà bán buôn lớn nhất Scotland cho hay, Vương quốc Anh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chai thủy tinh để đóng chai bia do giá năng lượng tăng cao.

‘Người nhện’ tay không giải cứu bé gái lơ lửng ngoài chuồng cọp tầng 6

icon 0

Phát hiện tình huống nguy hiểm, người đàn ông tay không trèo lên chuồng cọp 5 tầng chung cư để tiếp cận bé gái đang lơ lửng ngoài ban công.

Tình hình Nga-Ukraine: Ông Zelensky ký đạo luật nhắm tới những người hỗ trợ hoạt động quân sự đặc biệt của Nga

icon 0

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký đạo luật quy định thủ tục tịch thu tài sản của những người hỗ trợ hoạt động quân sự đặc biệt của Nga.

Điều gì đang chờ đợi EU nếu không có nguồn cung cấp điện từ Nga?

icon 0

Theo các chuyên gia được phỏng vấn bởi Izvestia, việc từ chối cung cấp điện từ Nga có thể dẫn đến tình trạng thiếu điện ở châu Âu và tăng giá 20% vào giữa tháng 6.

Xu hướng phẫu thuật thay đổi giọng nói để gây ấn tượng với người khácicon0Bất chấp nguy hiểm, ngày càng nhiều người lựa chọn phẫu thuật thay đổi giọng nói để bản thân trở nên tự tin hơn.

New York ban bố tình trạng khẩn cấp do thiếu sữa bột cho trẻ em

icon 0

Thị trưởng Thành phố New York Eric Adams mới đây đã ký một lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong thành phố do tình trạng thiếu sữa công thức dành cho trẻ em sau khi Abbott Nutrition đóng cửa.

Đi ăn cướp và bị bắt, đối tượng hối lộ cảnh sát 1 triệu USD để thoát tộiicon0Bị bắt vì hành vi cướp của, đối tượng phạm tội định hối lộ cảnh sát 1 triệu USD để không bị bắt giữ.

Khi ông bà về hưu từ chối làm 'osin không công' trông cháu

icon 0

Khác với quan niệm xưa, ngày càng nhiều ông bà về hưu ở Trung Quốc từ chối làm 'osin không công' trông nom và chăm sóc các cháu thay con.

Những quốc gia nào có giá khí đốt đắt đỏ nhất ở châu Âu?

icon 0

Theo một nghiên cứu của hãng tin RIA (Nga), khí đốt đắt nhất ở châu Âu được bán tại Scandinavia - Thụy Điển và Đan Mạch, rẻ hơn một chút là ở Hà Lan và Tây Ban Nha.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook