Thích nghi đổi mới mô hình kinh doanh phức hợp là cơ hội để doanh nghiệp Việt bứt phá
Báo cáo mới nhất của Tập đoàn Lazada cho thấy, 57% người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á có thói quen trực tiếp tìm kiếm sản phẩm trên các sàn Thương mại điện tử, đưa sàn TMĐT trở thành công cụ tìm kiếm mới.
Mô hình D2C kết hợp với Thương mại điện tử - Đòn bẩy tăng trưởng mới cho doanh nghiệp
Mô hình D2C (Direct to Customer) trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) đang dần trở thành một xu hướng chung của toàn ngành. Một khảo sát gần đây của Bring nói rằng có đến 48% doanh nghiệp tại Mỹ đang gấp rút hoàn thiện mô hình D2C để duy trì tăng trưởng doanh thu, và có hơn 87% trong số họ xem D2C như là giải pháp để tạo ra sự khác biệt và hiệu quả trên thị trường trong tương lai.
So với những mô hình kinh doanh thường thấy, mô hình D2C – cung cấp trực tiếp sản phẩm từ người bán đến người mua thông qua website, cửa hàng hay mạng xã hội của doanh nghiệp – là một cách giúp các thương hiệu nội địa quản lý trải nghiệm của khách hàng một cách chặt chẽ và tối ưu, thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng, cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu hiệu quả.
Song, với sự bùng nổ của hình thức mua sắm trên TMĐT, Curnon, cũng như nhiều thương hiệu khác theo đuổi mô hình D2C, đã điều chỉnh mô hình gốc sao cho phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng Việt. Với việc đưa sản phẩm lên nền tảng TMĐT, hay cụ thể là Lazada, doanh nghiệp trong nước có thể dễ dàng tương tác, quản lý trải nghiệm của người mua hàng, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu và cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
"Một điểm mà tôi thấy nổi trội ở Lazada là các chương trình của Lazada luôn được số hoá, tính toán chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể để các thương hiệu có thể theo dõi và quản lý phần vận hành một cách hiệu quả." – anh Trịnh Anh Đức, Co-founder Curnon & DTX Asia cho hay.
Cùng với anh Đức, nhiều chủ doanh nghiệp thời trang trẻ cũng đồng thuận rằng, với xu hướng mua sắm hiện tại của người tiêu dùng Việt, thì việc kinh doanh D2C trên TMĐT là không thể bỏ lỡ, vừa tiết kiệm được chi phí vận hành, vừa tăng mạnh doanh thu và tăng độ nhận diện thương hiệu trong thời gian ngắn.
"Ở thời điểm chúng tôi đã bắt đầu có thương hiệu, khi tính toán đến việc mở rộng kênh bán, chúng tôi cũng thấy rằng việc mở một cửa hàng online trên sàn TMĐT là nhanh gọn và ít tốt kém nguồn lực hơn." – chị Nata, CEO Dear José - thương hiệu thời trang thiết kế từng xuất hiện trên Vogue – cho biết.
Chị cho rằng hệ thống gian hàng chính hãng LazMall của Lazada là một trong những điểm sáng của nền tảng giúp Dear José có được niềm tin của người dùng và đạt mức tăng trưởng vượt ngưỡng.
Mặt khác, Coolmate - startup thời trang nam cũng theo đuổi mô hình D2C, từng được rất nhiều quỹ đầu tư uy tín rót vốn - lại là một thương hiệu ngay từ thời điểm đầu đã tính toán đến việc không thiết lập các cửa hàng vật lý, chủ yếu kinh doanh trên kênh online.
Chị Nguyễn Hoài Xuân Lan - đại diện thương hiệu Coolmate cho biết: "Sự hỗ trợ đáng giá nhất từ các sàn TMĐT cho doanh nghiệp chính là insight (hiểu biết) về ngành hàng thời trang. Lazada cho chúng tôi biết khách hàng thích sản phẩm thế nào, chương trình khuyến mãi ra sao, và thương hiệu cần làm những gì để có thể thu hút khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi. Chính những tư vấn cụ thể đó đã giúp quy trình làm việc của cả thương hiệu và sàn TMĐT được nhanh chóng hơn. Chúng tôi bớt được những lần thử sai.’’ – chị Lan chia sẻ.
Sàn Thương mại điện tử đồng hành cùng thương hiệu Việt
Lazada là sàn TMĐT đã có hơn 10 năm đồng hành cùng hàng triệu thương hiệu, nhà bán hàng Việt. Năm 2018, Lazada ra mắt hệ thống gian hàng chính hãng LazMall với cam kết 100% sản phẩm chính hãng. Hiện tại, LazMall đã trở thành trung tâm mua sắm trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á với sự tham gia của hơn 32.000 thương hiệu trong và ngoài nước.
Tại Việt Nam, hàng nghìn thương hiệu nội địa trên LazMall đã xây dựng được lòng tin vững chắc với người tiêu dùng và đạt hiệu quả kinh doanh vượt trội. Cụ thể, vào Lễ hội mua sắm 9.9 "Siêu Sale Chính Hãng" năm nay, LazMall tiếp tục là nền tảng giúp các thương hiệu Việt tương tác, kết nối và phục vụ người tiêu dùng hiệu quả. Số liệu ghi nhận trong 1 giờ đầu tiên của Lễ hội mua sắm 9.9 cho thấy, trên toàn Đông Nam Á, doanh số toàn sàn Lazada tăng trưởng gấp 50 lần, doanh số LazMall tăng trưởng gấp 75 lần so với ngày thường.
Có thể thấy, tiến trình chuyển đổi số và các công cụ đắc lực trên sàn TMĐT đã góp phần giúp các thương hiệu thời trang nội địa "lội ngược dòng" và dần chinh phục được trái tim người tiêu dùng Việt. "Lazada sẽ không ngừng nỗ lực giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng, nhất là các thương hiệu nội địa trong hành trình kinh doanh trên TMĐT. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ triển khai những ứng dụng công nghệ mới để mang lại hiệu quả tốt hơn", đại diện sàn cho biết.
Ánh Dương