Thích ăn kiểu Tây, nhiều người trẻ rước ung thư đại trực tràng sớm
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý đường tiêu hóa khác, do đó phần lớn bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở nước ta được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Ung thư đại tràng trẻ hoá, bác sĩ cũng 'sốc' theo
Nhầm với rối loạn tiêu hoá
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân M.Đ.S (trú tại huyện Bắc Quang, Hà Giang) bị ung thư đại trực tràng. Các bác sĩ cầm kết quả còn cảm thấy vô cùng “sốc” vì anh S mới chỉ 30 tuổi, chưa lập gia đình. Bệnh nhân còn quá trẻ và có lẽ chưa bao giờ nghĩ rằng ung thư lại âm thầm tìm đến anh sớm như vậy.
Anh S. cho biết trước khi phát hiện ra bệnh anh cảm thấy đau bụng nhưng chỉ nghĩ đơn giản là rối loạn tiêu hóa. Anh cũng không có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, chủ quan nghĩ rằng mình còn “trẻ” thì làm gì có chuyện bị ung thư. Cho đến khi tình trạng đau bụng hạ vị xuất hiện nhiều, rối loạn phân, lúc lỏng, lúc táo, phân nhầy máu, sút cân, người mệt mỏi anh mới đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khám.
Các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, qua kết quả nội soi đại trực tràng cho thấy hình ảnh khối u đại tràng sigma, bệnh nhân được sinh thiết u làm chẩn đoán, kết quả giải phẫu bệnh là tổn thương ác tính, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư đại tràng sigma và cần khẩn trương nhập viện phẫu thuật.
Sau ca phẫu thuật hiện sức khoẻ bệnh nhân ổn định và được chăm sóc hậu phẫu tại khoa ung bướu bệnh viện.
Theo TS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc, Bệnh viện K Trung ương, trong năm 2018 trên toàn thế giới có trên 1 triệu ca mắc ung thư đại trực tràng. Tại Việt Nam ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4 ở nam, thứ 2 ở nữ.
TS Bình cho biết, ung thư đại trực tràng liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Nhiều người có xu hướng thích ăn theo kiểu Tây, tình trạng béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá... là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.
Người bệnh thường có tâm lý chủ quan ngại đi kiểm tra sức khoẻ hoặc coi đó là các rối loạn tiêu hoá thông thường hay bệnh trĩ nếu thấy phân có máu. Khi tình trạng nặng mới tới viện. TS Bình từng mổ cấp cứu cho bệnh nhân chỉ 16, 17 tuổi bị bán tắc ruột do khối u quá lớn.
Bệnh có các dấu hiệu đi ngoài ra máu, có máu trong phân. Tần suất đi đại tiện khác có thể tiêu chảy, táo bón hoặc xen lẫn táo bón với tiêu chảy. Thậm chí bệnh nhân đau bụng, tắc ruột.
Trẻ hoá tuổi sàng lọc
PGS.TS Vũ Hồng Thăng, Phó Trưởng Bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội; Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện K, cho biết ung thư đại trực tràng có xu hướng tăng lên. Trên toàn thế giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư này tăng lên ở các nước đang phát triển, châu Phi, Đông Phi.
Tỷ lệ mắc giảm ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc lại trẻ hơn nên việc sàng lọc sớm ung thư đại trực tràng rất quan trọng.
Trước đây, người ta cho rằng tầm soát ung thư đại trực tràng từ tuổi 50 trở lên nhưng hiện tại người ta khuyến cáo tuổi sàng lọc sớm cần trẻ hơn là 45 tuổi. Còn với những người trong gia đình có người thân bệnh ung thư đại trực tràng thì nên sàng lọc ở tuổi trẻ hơn nữa.
PGS Thăng cho biết hiện nay ung thư đại trực tràng đã có nhiều phương pháp điều trị tốt hơn. Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể xạ trị. Đặc biệt, hiện tại có phương pháp xạ trị ngắn ngày người bệnh chỉ xạ trị 1 tuần thay vì như trước.
'Bác sĩ có thể cho bệnh nhân phối hợp điều trị hoá chất, thuốc điều trị đích, thuốc miễn dịch giúp người bệnh sống lâu hơn so với trước. Kết quả điều trị hiện nay rất khả quan. Điều quan trọng nhất, chìa khoá của điều trị thành công là sàng lọc và phát hiện sớm bệnh', PGS Thăng nhấn mạnh.
Khánh Chi
Tin Cùng Chuyên Mục
Vợ 'đứng hình' khi phát hiện trong túi áo chồng có lọ thuốc 'ma quỷ' phòng the
icon 0
BS Mạnh cho rằng trên thực tế hiện nay không có một loại thuốc nào có thể kích dục được một người đang không có ham muốn thành một người ham muốn ái ân ngay lập tức.
Hắt hơi, chảy mũi, đau họng: Cảm lạnh, viêm mũi họng thông thường hay cúm A?
icon 0
Khi bị cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp, bệnh nhân sốt nhưng thường dưới 39 độ C, không có cảm giác rét run; trong khi bệnh nhân nhiễm cúm A thường sốt trên 39 độ C, kèm theo rét run.
Thông tin mới nhất sức khỏe của bé gái 18 tháng tuổi nghi bị bạo hành tại Hà Nội
icon 0
PGS Tạ Anh Tuấn cho biết, trong tuần các bác sĩ đã tiếp nhận một cháu bé nghi ngờ bị bạo hành và bệnh viện đã thông báo để các cơ quan chức năng điều tra.
2 tuần ho khan, đau tức ngực, đi khám ra ung thư phổi di căn
icon 0
Tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Trẻ nhiễm cúm A có nguy hiểm không, cho uống thuốc gì, bao lâu mới khỏi?
icon 0
Năm nay, ca bệnh cúm A tăng bất thường tại một số bệnh viện. Các bác sĩ đã có tư vấn về cách điều trị cúm A ở trẻ em để bố mẹ bớt phần lo lắng.
Mùa nóng, uống nước thanh nhiệt giải độc thế nào cho đúng?
icon 0
Nắng nóng, nhiều gia đình tìm tới các loại nước giải nhiệt như nước quả la hán, rễ có chanh, lá nhân trần… để giúp thanh nhiệt, giải độc nhưng các loại nước này cũng không nên dùng nhiều.
'Bất lực' ở tuổi 20, bất ngờ với 'thủ phạm' hàng triệu người trẻ không nghĩ tới
icon 0
Mới 25 tuổi nhưng D. đã rơi vào tình trạng 'trên bảo dưới không nghe'. Khi đi khám thì D. được chẩn đoán nguyên nhân rất bất ngờ mà hàng triệu người trẻ không nghĩ tới.
XEM THÊM BÀI VIẾT