Thị trường tỷ dân Apple chưa thể thống trị
Tại thị trường Ấn Độ, Samsung dẫn trước Apple khá xa trong mảng smartwatch.
Đại dịch Covid đã góp phần nâng cao nhận thức của con người về sức khỏe, đồng thời tác động khá lớn lên quyết định chi tiêu cho các thiết bị đeo tay để theo dõi chỉ số cơ thể hàng ngày. Các tiến bộ công nghệ cũng là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị của mảng smartwatch.
Theo báo cáo nghiên cứu của Counterpoint Research, thị trường smartwatch tại Ấn Độ đã tăng trưởng hơn 274% so với cùng kỳ năm 2021. Với sự góp mặt của nhiều thương hiệu nội địa, tính cạnh tranh của mảng smartwatch tại Ấn Độ là cực kỳ khốc liệt.
Sân chơi riêng của Apple và Samsung
PC Quest, chuyên trang tin tức công nghệ Ấn Độ, đã thực hiện một khảo sát cộng đồng để có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường smartwatch.
Hai gã khổng lồ Samsung và Apple so kè nhau ở chỉ số tình cảm mà người tiêu dùng dành cho thương hiệu. Năm 2021, Apple chiến thắng sít sao ở hạng mục này, nhưng gió đã đổi chiều sau khi Samsung tung ra con bài chiến lược mang tên Galaxy Watch 4.
Khảo sát thương hiệu smartwatch tại thị trường Ấn Độ | |||||
Khảo sát được thực hiện bởi PC Quest, chuyên trang tin tức công nghệ hàng đầu Ấn Độ. | |||||
Nhãn | Tình cảm dành cho thương hiệu | Nhận diện thương hiệu tức thì | Đang sở hữu | Cân nhắc mua trong tương lai | |
Apple | % | 92 | 90 | 10 | 55 |
Samsung | 96 | 92 | 16 | 43 | |
Fastrack | 91 | 91 | 12 | 52 |
Chỉ số nhận diện thương hiệu tức thì được thống kê dựa trên khả năng người dùng nhớ đến các thương hiệu một cách tự nhiên. Tại hạng mục này, Samsung, Apple và Fastrack (một thương hiệu nội địa) dẫn đầu với lần lượt 92%, 91% và 90% người dùng ngay lập tức nhận diện được. Apple và Fastrack đã có những bước tiến ngoạn mục khi năm ngoái, họ chỉ lần lượt đạt 75% và 45% khả năng ghi nhớ của người dùng tại thị trường Ấn Độ.
Khi được hỏi về thương hiệu smartwatch sử dụng hiện tại, 16% cho biết đang đeo sản phẩm của Samsung, trong khi Apple chỉ đứng thứ ba với 10% và xếp sau cả Fastrack.
Các thương hiệu hàng đầu hụt hơi ở hạng mục này là lời khẳng định cho xu hướng tìm đến các sản phẩm tiết kiệm hơn thay vì chi trả một khoản tiền lớn cho những sản phẩm đắt tiền. Noise và boAt, hai thương hiệu nội địa, chia sẻ vị trí thứ tư, trong khi Xiaomi xuất hiện trong danh sách ở vị trí thứ năm.
Tuy vậy, Apple vẫn chứng tỏ sức hút hàng đầu khi 55% người được hỏi cho biết Apple Watch sẽ là lựa chọn mua hàng của họ trong tương lai. Tại hạng mục Future Purchase Consideration, Samsung xếp thứ ba với 43%, trong khi Oppo và Fitbit đồng hạng năm với 18%.
Samsung đánh bại các đối thủ bằng mức độ hài lòng của người dùng đến 99%. Thương hiệu Fastrack của Ấn Độ đạt mức 98%, còn Apple ở vị trí thứ ba với 97%. Kết quả ở hạng mục mức độ hài lòng chung về thương hiệu cho thấy ba đối thủ có sự cạnh tranh khá gay gắt và bảng xếp hạng hoàn toàn có khả năng thay đổi ở bất kỳ thời điểm nào.
Ngoài mức độ hài lòng, mức độ trung thành với thương hiệu cũng thể hiện khả năng giữ chân người dùng. Ở chỉ số trung thành với thương hiệu, Samsung và Apple chia sẻ vị trí dẫn đầu với cùng 99% người dùng được hỏi cho hay sẽ mua sản phẩm cùng thương hiệu trong tương lai. Trong khi đó, Oppo, boAt và Noise xếp sau với 98%. Fastrack, Amazfit, Realme và Fitbit lần lượt chiếm giữ các vị trí tiếp theo.
Apple vẫn là số một ở thị trường toàn cầu
Theo báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, số lượng đồng hồ thông minh xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2022 đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế và lạm phát.
Apple tiếp tục duy trì vị trí thống trị khi chiếm đến 36,1% thị phần, trong khi Samsung nắm giữ vị trí thứ hai với chỉ 10,1%.
Theo công bố từ IDC Quarterly Wearable Tracker, top 5 sản phẩm smartwatch bán chạy nhất toàn cầu quý vừa rồi cũng ghi nhận sự áp đảo từ hai thương hiệu đình đám này, với ba Apple Watch và hai mẫu Galaxy Watch 4 của Samsung đứng đầu danh sách.
Với câu hỏi khảo sát về lý do chọn lựa một thương hiệu smartwatch, Samsung và Apple được lòng khách hàng nhờ giá trị thương hiệu và chính sách hậu mãi, trong khi Apple nhỉnh hơn về chất lượng sản phẩm trong lòng khách hàng.
Tuy vậy, mức giá là điểm trừ lớn nhất khi các thượng đế hoàn toàn không hài lòng với chi phí phải bỏ ra quá cao cho các sản phẩm smartwatch mà hai thương hiệu cung cấp.
(Theo Zing)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Ai đang ‘bá chủ’ thị trường đám mây? icon 0
Ba công ty Amazon, Microsoft và Google chiếm 2/3 ngân sách cho dịch vụ đám mây trên toàn cầu. Họ đang sử dụng sức mạnh của mình để duy trì vị thế trên thị trường này.
Ẩn lịch sử xem TikTok người khác như thế nào? icon 0
Người dùng TikTok có thể tắt chế độ lưu lại lịch sử truy cập hồ sơ tài khoản khác, mặc dù cũng không thể kiểm tra xem ai đã vào tài khoản mình.
Mỹ muốn chặn đường mua máy móc sản xuất chip của Trung Quốc
icon 0
Theo nguồn tin của Bloomberg, Mỹ đang vận động để Hà Lan cấm ASML Holdings NV bán thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc, ngăn cản nỗ lực dẫn đầu thị trường của nước này.
CMC Telecom sở hữu Data Center đầu tiên đạt 2 chứng chỉ Uptime Tier III
icon 0
Ngày 16/06, Uptime Institute thông báo Tân Thuận Data Center của CMC Telecom là trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ TCCF (Tier III Certification Constructed Facility) và TCDD (Tier III Certification Design Documents).
Mối nguy hại khi Facebook kiếm tiền từ người chết icon 0
Facebook sẽ như một 'nghĩa địa số' với hàng tỷ tài khoản người chết ở năm 2100. Điều này làm dấy lên lo ngại về dữ liệu từ các khách hàng này.
Truy vết dòng tiền người bán hàng online, nhận tiền từ Google, Youtube
icon 0
Để tránh thất thu, cơ quan thuế phối hợp với ngân hàng truy vết dòng tiền và truy thu cả trăm tỷ đồng tiền thuế của cá nhân, doanh nghiệp nhận từ nước ngoài.
Man Utd, Arsenal gặp rắc rối vì cuộc khủng hoảng tiền số
icon 0
Các câu lạc bộ của EPL không đứng ngoài vòng xoáy của suy thoái tiền mã hóa, khi nhiều đội bóng phát hành tiền số và có nhà tài trợ từ lĩnh vực này.
Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam: 'Cần sớm có bộ nhận diện Chuyển đổi số quốc gia”
icon 0
Nhấn mạnh việc cần sớm có bộ nhận diện, biểu trưng “Chuyển đổi số quốc gia”, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam Nguyễn Long bày tỏ, mong muốn biểu trưng này sẽ xuất hiện trong Ngày chuyển đổi số quốc gia 2022.
XEM THÊM BÀI VIẾT