Thị trường quảng bá từ những người có ảnh hưởng: Quy mô dự gấp rưỡi lên 15 tỷ USD vào năm 2022, hỗ trợ loạt thương hiệu tăng doanh số bằng lần
Tính đến năm 2020, thị trường Influencer Marketing có doanh số đến 9,7 tỷ USD và dự tính sẽ đạt doanh thu 15 tỷ USD vào năm 2022. Ở thời đại 4.0, Influencer Marketing đã được nâng cấp với nhiều nền tảng mới, nhiều cách thể hiện độc đáo và tinh tế trong cách lồng ghép các thông tin từ thương hiệu.
Thời đại bùng nổ công nghệ đã tạo nên hàng loạt sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của công chúng ngày nay. Các hình thức marketing trên nền tảng số ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt hoạt động Influencer Marketing (quảng bá qua người có ảnh hưởng) nay đã được nâng lên một tầm cao mới.
Tại thị trường châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đại dịch Covid-19 khiến hình thức Influencer Marketing có một vị thế mới trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Nhờ mức chi phí đa dạng và khả năng lan tỏa tối đa, đây đang được xem là yếu tố then chốt của nhiều chiến dịch quảng bá thành công.
Tính minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định người tiêu dùng có tin tưởng Influencer đó hay không. Trước đây, người có ảnh hưởng công chúng (KOLs) được ưa chuộng vì người tiêu dùng thích nội dung của họ hơn là nội dung do thương hiệu tạo ra. Nội dung hấp dẫn, hợp xu hướng của các người có ảnh hưởng là những yếu tố lôi kéo sự chú ý của người cùng. Nhưng ngày nay, khán giả lại có xu hướng nghi ngờ cả hai.
Có 20% người dùng toàn cầu tuyên bố sẵn sàng ngừng theo dõi một người có ảnh hưởng nếu họ không thông báo trước về nội dung quảng cáo hoặc tài trợ. Sau khi thực hiện khảo sát vào nửa đầu năm 2022, Influencer Marketing Hub cũng đưa ra kết luận rằng người tiêu dùng thích tin những Influencer mang phong thái đời thường, càng giống người thường càng tốt.
"Khán giả có xu hướng chọn theo dõi một người có ảnh hưởng nếu họ có ngoại hình và hành động giống với nhóm khán giả đó. Mà liên tục tạo ra nội dung quảng cáo thì không phải là một hành động bình thường".
Những nội dung gần gũi trong đời sống hằng ngày, lồng ghép quảng cáo một cách khéo léo sẽ giữ chân người dùng. Mỗi người có sức ảnh hưởng thường sẽ chỉ nổi bật trong lĩnh vực nhất định. Do đó, việc sử dụng Influencer Marketing sẽ là một phương pháp để nhắm đến một đối tượng cụ thể, tạo ra sự tương tác trực tiếp, làm tăng sự trung thành của khách hàng, thúc đẩy họ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm.
"Thực tế đã chứng minh là người có ảnh hưởng là một kênh để truyền thông cực kỳ hiệu quả. Đây là một phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tăng được tỉ lệ chuyển đổi thông qua việc tiếp cận đúng khách hàng trong lĩnh vực của mình".
Theo thống kê của Tomoson, trung bình một chiến dịch Influencer Marketing tốt có thể mang lại doanh thu cao gấp 6,5 lần chi phí bỏ ra. Nếu đem so sánh với các kênh quảng bá kỹ thuật số khác, Influencer Marketing được đánh giá là kênh phát triển nhanh nhất của doanh nghiệp để thu về khách hàng trên kênh trực tuyến.
"Style by PNJ là một thương hiệu riêng dành riêng cho thế hệ trẻ với phong cách và thiết kế hoàn toàn khác biệt với mọi sản phẩm PNJ từng ra mắt trước đây".
Với kênh truyền thông chính là TikTok, Style by PNJ là một trong những bước đệm của 5S Media trong việc thấu hiểu hơn tệp khách hàng thế hệ mới, đồng thời là một trường hợp thú vị trong việc áp dụng Influencer Marketing để tạo nên các chiến dịch truyền thông thành công. Chiến dịch được đánh giá thành công khi nội dung Influencers và KOLs chia sẻ thể hiện được tinh thần của chiến dịch, tương tác tốt với mẹ, check-in nhiều trải nghiệm dịch vụ.
Nhìn chung, có thể thấy nếu tận dụng tốt những lợi thế và hạn chế lạm dụng sức ảnh hưởng của các Influencer để quảng cáo một cách lộ liễu thì các Influencer Marketing vẫn là yếu tố then chốt trong sự thành công của một chiến dịch quảng cáo.