Thị trường ngày 20/8: Giá dầu, đồng và cà phê tăng, khí tự nhiên cao nhất 14 năm

Chia sẻ Facebook
20/08/2022 08:54:33

Chốt phiên giao dịch ngày 19/8, giá dầu, đồng và cà phê … đồng loạt tăng, khí tự nhiên cao nhất 14 năm, trong khi vàng, bạc, sắt thép, cao su… đồng loạt giảm, đường thô thấp nhất 2 tuần.


Giá dầu tăng

Giá dầu duy trì vững, song có tuần giảm do đồng USD tăng mạnh và lo ngại suy thoái kinh tế sẽ khiến nhu cầu dầu thô giảm.

Chốt phiên giao dịch ngày 19/8, dầu thô Brent tăng 13 US cent lên 96,72 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 27 US cent lên 90,77 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá dầu giảm 1,5%.

Đồng USD tăng lên mức cao nhất 5 tuần, cũng hạn chế đà tăng giá dầu, khiến dầu trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.


Giá khí tự nhiên cao nhất 14 năm

Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 2% lên mức cao nhất 14 năm, do giá khí đốt toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, lo ngại về khí đốt của Nga sang châu Âu và dự báo thời tiết tại Mỹ nóng hơn, sẽ thúc đẩy nhu cầu điều hòa không khí đến đầu tháng 9/2022.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn New York tăng 14,8 US cent tương đương 1,6% lên 9,336 USD/mmBTU – cao nhất kể từ tháng 8/2008. Tính chung cả tuần, giá khí tự nheien tăng 6% sau khi tăng 9% trong tuần trước đó.

Tính từ đầu năm đến nay, giá khí tự nhiên tăng 150%, do giá khí đốt tại châu Âu và châu Á tăng, thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Mỹ tăng mạnh. Giá khí đốt toàn cầu tăng do nguồn cung gián đoạn và cuộc xung đột Nga-Ukraine hôm 24/2/2022. Giá khí đốt toàn cầu đạt mức cao kỷ lục đạt khoảng 75 USD/mmBTU tại châu Âu và 57 USD/mmBTU tại châu Á.


Giá vàng và bạc giảm

Giá vàng giảm phiên thứ 5 liên tiếp – chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 11/2021, do đồng USD tăng mạnh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,6% xuống 1.748,58 USD/ounce, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28/7/2022 trong đầu phiên giao dịch và vàng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York giảm 0,5% xuống 1.762,9 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng giảm 2,9% - tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 8/7/2022, sau khi tăng 4 tuần liên tiếp trước đó.

Đồng USD tăng khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với khách mua hàng.

Giá bạc giảm 2,2% xuống 19,09 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá bạc giảm 8,3% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2020.


Giá đồng tăng

Giá đồng tăng song có tuần giảm, do nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh.

Giá đồng trên sàn London tăng 0,5% lên 8.067,5 USD/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đồng giảm 0,3%.

Giá đồng tăng từ mức thấp (6.955 USD/tấn) trong tháng 7/2022, song tính từ đầu năm đến nay giá đồng giảm 17%.

Ngoài ra, giá đồng tăng còn do tồn trữ đồng tại Thượng Hải giảm xuống 31.205 tấn, so với 41.811 tấn tuần trước đó.


Giá quặng sắt và thép đều giảm

Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm và có tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 7/2022, dấy lên mối lo ngại về nhu cầu quặng sắt tại Trung Quốc giảm, khi nền kinh tế nước này suy thoái.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên giảm 2% xuống 673,5 CNY (98,93 USD/tấn), trong đầu phiên giao dịch chạm 672 CNY/tấn - thấp nhất kể từ ngày 27/7/2022.

Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore giảm 0,3% xuống 101,4 USD/tấn.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc đạt 103,5 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 22/7/2022, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 2,5%, thép cuộn cán nóng giảm 2,4% và thép không gỉ giảm 0,5%.

Một đợt nắng nóng tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – đã xảy ra tình trạng phân bổ điện, buộc một số nhà máy thép phải ngừng hoạt động. Điều này làm gia tăng lo ngại về nhu cầu quặng sắt tại nước này. Các nhà phân tích cảnh báo rằng, nhu cầu quặng sắt tại Trung Quốc vẫn yếu do các hạn chế sản lượng thép bắt buộc, lĩnh vực bất động sản suy thoái và các hạn chế Covid-19.

Số liệu hoạt động mới nhất cho thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc bất ngờ chậm lại trong tháng 7/2022, do chính sách zero-Covid của Bắc Kinh và cuộc khủng hoảng bất động sản, trước cuộc khủng hoảng năng lượng làm lu mờ triển vọng tăng trưởng.


Giá cao su tại Nhật Bản giảm

Giá cao su tại Nhật Bản giảm theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải giảm, do lo ngại suy thoái kinh tế tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – gây áp lực thị trường.

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Osaka giảm 4 JPY tương đương 1,7% xuống 226 JPY (1,66 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 1,2%.

Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 185 CNY xuống 12.700 CNY (1.865 USD)/tấn.

Sau số liệu kinh tế Trung Quốc thấp hơn so với dự kiến vào hồi đầu tuần, giá cao su có xu hướng giảm gây áp lực thị trường.

Mối lo ngại về nhu cầu cao su tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại trong mấy tháng trước đó, do các hạn chế kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp và tiêu thụ. Các quan chức Trung Quốc đã kêu gọi các biện pháp hiệu quả hơn, bao gồm thực hiện các chính sách tăng trưởng để hỗ trợ nỗ lực phục hồi nền kinh tế, có dấu hiệu suy yếu trong tuần này.


Giá cà phê tăng

Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn ICE tăng 1,5 US cent tương đương 0,7% lên 2,1335 USD/lb. Tính chung cả tuần, giá cà phê giảm 4,5%.

Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/0222 trên sàn London tăng 8 USD tương đương 0,4% lên 2.226 USD/tấn.


Giá đường thô thấp nhất 2 tuần

Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE tăng 0,32 US cent tương đương 1,8% lên 18,09 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất (17,61 US cent/lb) 2 tuần trong đầu phiên giao dịch.

Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London tăng 11,2 USD tương đương 2,1% lên 550,1 USD/tấn.


Giá lúa mì và ngô tăng, đậu tương giảm

Giá lúa mì tại Chicago tăng sau khi chạm mức thấp nhất 6 tháng trong phiên trước đó, song mức tăng bị hạn chế bởi xuất khẩu của Mỹ chậm lại và xuất khẩu tại khu vực Biển Đen tăng.

Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng 22 US cent tương đương 2,9% lên 7,71 USD/bushel. Giá ngô tăng 7-1/2 US cent tương đương 1,2% lên 6,23-1/4 USD/bushel. Trong khi đó, giá đậu tương giảm 1-1/4 US cent tương đương 0,09% xuống 14,04 USD/bushel.


Giá dầu cọ tăng

Giá dầu cọ tại Malaysia tăng, do đồng ringgit suy yếu đã hỗ trợ giá, song giá dầu cọ có tuần giảm 7,12% bởi giá dầu thô và các loại dầu thực vật khác giảm.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 41 ringgit tương đương 1,01% lên 4.084 ringgit (912,83 USD)/tấn – thấp nhất gần 2 tuần.

Đồng ringgit Malaysia giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017, khiến giá dầu cọ trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.


Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 20/8:

Chia sẻ Facebook