Thị trường ngày 16/7: Dầu tăng mạnh, vàng và quặng sắt giảm tiếp
Giá dầu hồi phục mạnh mẽ trong phiên cuối tuần do lo ngại về nguồn cung. Giá đồng phiên này cũng tăng nhẹ. Tuy nhiên, giá vàng tiếp tục giảm, quặng sắt và cao su cũng đi xuống, trong khi lúa mì thấp nhất 9 tháng.
Dầu tăng 2,5%
Giá dầu tăng mạnh, thêm 2,5% trong phiên thứ Sáu sau khi một quan chức Mỹ cho hay sản lượng dầu của Saudi Arabia ngay lập tức không được mong đợi, và các nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu OPEC có dư địa để tăng đáng kể sản lượng dầu thô hay không.
Bình luận trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden được đưa ra vào thời điểm công suất dự phòng của các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang cạn kiệt.
Giá dầu Brent kết thúc phiên thứ Sáu (15/7) ở mức 101,16 USD/thùng, tăng 2,06 USD, tương đương 2,1% so với phiên liền trước; trong khi dầu thô Tây Texas Mỹ (WTI) chốt ở mức 97,59 USD/thùng, tăng 1,81 USD, tương đương 1,9%.
Tính chung cả tuần, cả 2 loại dầu đều giảm mạnh nhất trong khoảng một tháng, chủ yếu do lo ngại rằng một cuộc suy thoái sắp xảy ra sẽ làm giảm nhu cầu. Dầu Brent mất 5,5% trong tuần này, là tuần giảm thứ ba liên tiếp, trong khi WTI giảm 6,9% trong tuần giảm thứ hai liên tiếp.
Vàng giảm
Giá vàng giảm trong phiên thứ Sáu, tính chung cả tuần giảm tuần thứ 5 liên tiếp do sức mạnh của đồng USD bao phủ không chỉ thị trường vàng mà toàn bộ các thị trường rộng lớn trong bối cảnh Fed tăng lãi suất mạnh mẽ.
Kết thúc tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.704,30 USD/ounce, tính chung cả tuần giảm 2,2%; vàng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,1% xuống 1.703,6 USD.
TD Securities cho biết: “Với những ‘con bọ vàng’ rơi như domino, giá hiện đang về lại mức trước đại dịch, làm gia tăng rủi ro rằng nhóm đầu cơ vàng lớn nhất sẽ bắt đầu cảm thấy ‘đau đớn’ trong giai đoạn Fed ‘diều hâu’”.
Vàng được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng việc tăng lãi suất làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không có lãi suất.
Đồng hồi phục
Giá đồng hồi phục trong phiên thứ Sáu sau khi chạm mức thấp nhất 20 tháng, sau khi dữ liệu của Mỹ làm giảm bớt lo ngai về việc lạm phát tiếp tục tăng và khiến USD giảm.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên Sàn Kim loại London kết thúc phiên 15/7 tăng 0,2% lên 7.186,50 USD/tấn, trước đó có lúc giá giảm 3% xuống còn 6.955 USD/tấn, là lần đầu tiên giảm xuống dưới mốc 7.000 đô la kể từ tháng 11 năm 2020.
Giá đồng đã bị ảnh hưởng bởi dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc và lo ngại rằng việc Fed tăng lãi suất tích cực để kiểm soát lạm phát có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, giá đồng đã hồi phục trở lại sau khi dữ liệu về người tiêu dùng Mỹ đã làm dịu mối lo ngại về lạm phát của nước này trong tháng 7 cùng với việc giá xăng giảm mạnh.
Lúa mì thấp nhất 5 tháng, ngô và đậu tương tăng
Giá lúa mì Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng do hy vọng xuất khẩu tăng từ Ukraine sẽ bổ sung nguồn cung cho thị trường thế giới.
Trong khi đó, giá ngô tăng phiên thứ 7 trong 8 phiên gần đây do lo ngại về thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến cây trồng của Mỹ khi ngô đã qua giai đoạn thụ phấn.
Giá đậu tương phiên này cũng tăng nhẹ, được hỗ trợ bởi các lo ngại về thời tiết, nhưng mức tăng bị hạn chế do cây trồng không ở trong giai đoạn phát triển quan trọng.
Cụ thể, giá lúa mì đỏ mềm vụ đông trên sàn Chicago, kỳ hạn tháng 9, giảm 18-1/4 cent xuống 7,76-3/4 USD/bushel, phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
Giá ngô kỳ hạn tháng 12 phiên này tăng 2-3/4 cent lên 6,03-3/4 USD/bushel, trong khi đậu tương giao tháng 11 tăng 1-1/4 cent lên 13,42-1/4 USD/bushel.
Khí gas duy trì giá cao
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á trong tuần này vẫn ở mức cao do nhu cầu tăng vọt trong mùa hè và sự không chắc chắn về việc đường ống dẫn khí Nord Stream 1 có trở lại hoạt động ngay sau khi kết thúc giai đoạn bảo trì, ngày 21 tháng 7, hay không.
Giá LNG trung bình giao tháng 8 tới Đông Bắc Á hiện ở mức 40,50 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), giảm 0,50 USD hay 1,2% so với tuần trước; giá trung bình với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 ước tính là 41,00 USD/mmBtu, mức cao nhất trong 4 tháng và gần với mức kỷ lục chạm tới vào tháng 12, là 44,35 USD/mmBtu.
Mặc dù Trung Quốc có mức dự trữ trữ đảm bảo, nhưng đợt nắng nóng hiện nay đang gây căng thẳng cho hệ thống điện và có thể tăng mua LNG. Mauro Chavez Rodriguez, Giám đốc nghiên cứu thị trường khí đốt & LNG châu Âu của Wood Mackenzie cho biết Nhật Bản và Hàn Quốc cũng dự kiến sẽ mua thêm LNG cho mùa hè.
Tại Châu Âu, S&P Global Commodity Insights cho biết giá LNG trên cơ sở giao hàng xuất xưởng (DES) tới Tây Bắc Châu Âu (NWE) ngày 14/7 ở mức 41,358 USD/mmBtu, giảm 9,90 USD/mmBtu so với kỳ hạn tháng 8 tại trung tâm khí đốt Hà Lan, Ciaran Roe, ông Rodriguez cho biết.
Cao su giảm
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm nhẹ trong phiên cuối tuần do các nhà giao dịch lo lắng về nhu cầu thấp bởi nguy cơ kinh tế toàn cầu suy yếu.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 trên Sở giao dịch Osaka kết thúc phiên giảm 0,3 yên xuống 241,5 yên (1,74 USD)/kg, tính chung cả tuần mất hơn 2%.
Lo ngại về suy thoái đang tăng lên bởi dữ liệu cho thấy kinh tế nước này suy giảm mạnh trong quý thứ 2, phản ánh tác động lớn từ việc phong tỏa chống COVID trên diện rộng. Mức tăng trưởng 0,4% hàng năm là mức thấp nhất kể từ ít nhất là năm 1992, trừ đầu năm 2020 khi đại dịch COVID bùng nổ.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 385 nhân dân tệ, tương đương 3,2% xuống 11.705 nhân dân tệ (1.732,53 USD)/tấn.
Lo ngại về nhu cầu yếu ở nước tiêu dùng cao su hàng đầu thế giới - Trung Quốc cũng gây áp lực lên giá cả trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tăng.
Quặng sắt giảm
Giá quặng sắt trên cả 2 sàn Đại Liên (Trung Quốc) và Singapore đều giảm xuống dưới 100 USD trong phiên thứ Sáu do lo ngại về nhu cầu thép suy giảm, khi nền kinh tế Trung Quốc quý hai chững lại và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của nước này dường như đang trở nên tồi tệ hơn.
Quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, kỳ hạn tháng 9, giảm 10% trong phiên này, xuống 645 nhân dân tệ (95,32 USD)/tấn vào cuối phiên giao dịch ban ngày, sau khi trước đó có lúc chạm mức 641,50 nhân dân tệ, mức thấp nhất kể từ ngày 15/12.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 8 giảm 4% xuống 96,25 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 11.
Gạo vững
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần này được chào bán ở mức 361 - 366 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước do lo ngại về sản lượng nội địa trong bối cảnh lượng mưa thấp đã ngăn cản các nhà xuất khẩu giảm giá gạo bất chấp đồng rupee lao dốc.
Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này được chào bán ở mức 415- 420 USD/tấn, cũng vững so với tuần trước trong bối cảnh hoạt động giao dịch trầm lắng và nhu cầu yếu.
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan ổn định ở mức 420 USD/tấn trong bối cảnh hoạt động giao dịch bị đình trệ do kỳ nghỉ kéo dài.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 16/7: