Thị trường mua bán sáp nhập toàn cầu hạ nhiệt

Chia sẻ Facebook
19/07/2022 00:19:05

So với mức kỷ lục năm ngoái, hoạt động M&A toàn cầu nửa đầu 2022 có sự giảm nhiệt về bằng mức trước dịch COVID-19 với khoảng 25.000 thương vụ.


Theo báo cáo mới nhất của PwC, nửa đầu năm 2022, hoạt động mua bán sáp nhập trên thế giới khởi sắc dù đối diện với nhiều trở ngại kinh tế, bao gồm lạm phát, lãi suất tăng nhanh, cổ phiếu suy giảm và khủng hoảng năng lượng vì xung đột Nga - Ukraine.

Tuy nhiên, so với mức kỷ lục năm 2021, với hơn 60.000 giao dịch trị giá trên 5.000 tỷ USD, thị trường M&A năm nay có sự giảm nhiệt. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương trải qua sự suy giảm nhiều nhất, với khối lượng và giá trị giao dịch đều thấp hơn 30% so với mức đỉnh năm 2021, chủ yếu vì những vấn đề kinh tế vĩ mô và các hạn chế phòng dịch được áp dụng trên một số thành phố lớn ở Trung Quốc.

Báo cáo ghi nhận giá trị giao dịch đã giảm trở lại mức tương tự như trước đại dịch. Giá trị thương vụ trong nửa đầu năm 2022 xấp xỉ 2.000 tỷ USD. Tổng số giao dịch quy mô lớn trên toàn cầu, tức có giá trị hơn 5 tỷ USD đã giảm 1/3.


Riêng với thị trường Việt Nam, ông Tiong Hooi Ong, Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo dịch vụ tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam cho biết, hoạt động M&A tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm của các quỹ nước ngoài.


Nguyên nhân là sự phục hồi kinh tế của Việt Nam vẫn mạnh mẽ với mức tăng trưởng GDP 2022 được dự báo là 6,5%, cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 4,4%. Ngoài ra, với các quy định và chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư, nửa cuối năm 2022 là cơ hội để các nhà kinh doanh đánh giá lại chiến lược và hành động.

Xu hướng mua bán và sáp nhập đã phát triển mạnh trong những năm trở lại đây. Dự báo năm 2021, số vụ mua bán và sáp nhập sẽ tiếp tục tăng tại Nhật Bản.

Chia sẻ Facebook