Thị trường chứng quyền 28/07/2022: Tốt xấu đan xen
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/07/2022, toàn thị trường có 70 mã giảm, 33 mã tăng và 39 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với tổng mức bán ròng đạt 4.3 triệu đơn vị.
Thị trường chứng quyền 28/07/2022: Tốt xấu đan xen
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Sắc đỏ tập trung tại các chứng quyền FPT , HPG , MBB , MSN , PDR , PNJ , TCB … Trong đó, CHPG2209 và CHPG2208 lao dốc mạnh hơn 30% trước diễn biến kém lạc quan từ cổ phiếu cơ sở, CMWG2207 giảm 28.13%, CVHM2202 giảm 25%...
Ở chiều ngược lại, sắc xanh xuất hiện tại các chứng quyền ACB , HDB , KDH và STB . Trong đó, các chứng quyền KDH có mức tăng khá từ 9%-17%, chứng quyền ACB , HDB và STB tăng nhẹ quanh 5%.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên hôm nay đạt 25.3 triệu đơn vị, tăng 3.72%; giá trị giao dịch đạt 10.1 tỷ đồng, giảm 14.11% so với phiên trước. Trong đó, CHPG2201 là mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng, CHPG2213 dẫn đầu về giá trị giao dịch.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong phiên hôm nay với tổng mức bán ròng đạt 4.3 triệu đơn vị. Trong đó, CHPG2212 và CHPG2201 là hai mã chứng quyền bị bán ròng nhiều nhất.
Số lượng chứng quyền toàn thị trường trong phiên hôm nay tăng từ 136 mã lên 137 mã do ghi nhận thêm 1 mã chứng quyền mới từ Công ty Chứng khoán MBS .
Công ty Chứng khoán KIS hiện đang là tổ chức phát hành có nhiều chứng quyền nhất trên thị trường với 72 mã, theo sau là HSC với 22 mã, MBS có 15 mã, VCSC có 8 mã…
Nhóm chứng quyền thuộc KIS đang chiếm 57.2% khối lượng giao dịch toàn thị trường, HSC chiếm 12.1%, VND chiếm 19.7%, ACBS chiếm 6.5%, BSC , VCSC và MBS chiếm dưới 5%.
Nguồn: VietstockFinance
II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 28/07/2022, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CPDR2202 và CPDR2201 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 39.28 và 17.85 lần.
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock