Thí sinh tự do hụt hẫng vì dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2022 'cắt' điểm ưu tiên khu vực

Chia sẻ Facebook
21/04/2022 13:06:31

Cảm thấy thiệt thòi nếu không được cộng điểm ưu tiên khu vực như mọi năm, các thí sinh tự do đang kêu gọi gửi kiến nghị đến Bộ GD&ĐT.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học; cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022.

Một trong những điểm đáng chú ý là, năm nay, điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp), còn những thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ không được tính điểm ưu tiên khu vực (như khu vực 3).

Sau khi công bố, dự thảo này đã nhận lại rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề thí sinh tự do không được cộng điểm ưu tiên khu vực khi thi lại.


Nguyễn Phương Lan là một nữ sinh ở Cao Bằng, năm nay thí sinh này dự định thi lại vào ĐH Kinh tế Quốc dân. Phương Lan đã chia sẻ: “Quá trình học tập chuẩn bị cho kỳ thi đối với những thí sinh thi lại như chúng em đã là khó khăn hơn rất nhiều, nhiều lúc động lực học tập cũng bị sụt giảm.


Đó là chưa kể để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho thi lại cũng là vấn đề lớn, rồi điều kiện tiếp cận những thầy giỏi những tài liệu học tập ở miền ngược cũng vất vả hơn nhiều so với các thí sinh ở thành phố lớn.


Quả thật, giờ nghe thêm thông tin không được cộng điểm ưu tiên, em rất thất vọng và hụt hẫng”.

Nhiều người cũng đồng tình rằng sẽ rất thiệt thòi cho các thí sinh tự do năm nay khi bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực. Bản chất việc cộng điểm này không liên quan chuyện thí sinh tự do hay không, bởi đã là vùng núi, vùng khó khăn thì bản thân các em đã thiệt thòi trong việc tiếp cận tài liệu học tập rồi.

Thí sinh Phương Lan cũng chia sẻ rằng ngoài những thí sinh thi trượt đại học năm ngoái như cô thì cũng có những thí sinh lớn tuổi hơn, thậm chí học xong trung cấp nhưng hiện giờ muốn thi lại để có thể bước xa hơn trong tương lai.


“Trên thực tế, những bạn thi lại đại học phải đối diện với rất nhiều áp lực và khó khăn, vậy nên, em mong muốn được cộng điểm ưu tiên, dù số điểm ưu tiên nhỏ nhưng cũng là động viên cho các thí sinh tự do, có thể đến gần hơn với cánh cửa đại học mà chúng mình hằng mơ ước ”, nữ sinh này tâm sự.

Cùng cảnh ngộ trượt đại học năm ngoái, Nguyễn Tuấn Anh (quê Hà Giang) cho biết năm ngoái em thiếu 0,5 điểm để đỗ vào ĐH Khoa hoc Xã hội và Nhân văn nên năm nay quyết tâm thi lại.


" Lâu nay, em nghĩ ôn thi lại vẫn được cộng điểm vùng, em cũng xác định khoảng điểm của mình cần đạt được. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT lại xây dựng quy chế bỏ điểm ưu tiên của thí sinh tự do, em cảm thấy rất hoang mang và lo lắng.


Em có những người bạn năm ngoái cũng chưa tham gia tyển sinh đại học vì đi làm để có kinh tế học tập. Năm nay các bạn ấy vẫn quyết tâm ôn thi lại để vào ngôi trường mình mong ước. Những thí sinh tự do đó cũng không được cộng điểm ưu tiên thì quả là thiệt thòi lớn ”, Tuấn Anh nói.

Theo ghi nhận của PV, hiện nay, trên các diễn đàn mạng xã hội có nhiều bài viết bàn luận về vấn đề này. Trong đó các thí sinh thi lại đại học tỏ ra rất bất bình, cho rằng quy định như vậy sẽ rất thiệt thòi cho các em.

Trên thực tế, điểm cộng ưu tiên có vai trò không hề nhỏ trong việc đỗ/ trượt của một thí sinh vì 0,1 điểm thôi cũng quyết định người đỗ, kẻ trượt rồi. Vì vậy nhiều người mong rằng Bộ GD&ĐT sẽ xem xét lại về dự thảo này nhằm đảm bảo quyền lợi, công bằng cho các thí sinh trước khi đưa ra quy chế chính thức.


Hoàng Thanh

Tin Cùng Chuyên Mục

Nhà trường bị tố ép học sinh trung bình chuyển trường, “chặn” thi vào lớp 10 công lập: Sở yêu cầu phòng GD-ĐT Cầu Giấy báo cáo sự việc

icon 0

Mạng xã hội nóng rực truyền đi đoạn chat được cho là của một nhóm phụ huynh Hà Nội về việc nhà trường “chặn đường” thi vào lớp 10 công lập của học sinh có lực học trung bình khá.

ĐH RMIT nói gì về vụ nữ sinh 'tố' giảng viên gửi nhiều ảnh nhạy cảm?icon0Mới đây, mạng xã hội lại xôn xao với thông tin nữ sinh 'tố' một giảnh viên trường Đại học RMIT gửi ảnh 'nhạy cảm' cho mình.

Con trai làm toán 5x 6= 30 bị cho 0 điểm, bố bực tức gọi điện chất vấn cô giáo mới biết mình tư duy kém quá!icon0Nhiều người lớn đọc xong đề bài cũng bỏ qua dữ liệu này!

Thi vào lớp 10 Hà Nội: Thí sinh đăng ký nguyện vọng thế nào để chắc đỗ?

icon 0

Thí sinh Hà Nội có thể đăng ký nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 vào lớp 10 THPT thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 vào ngày 7-8/7icon0Sáng nay 19/4, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ chính thức được tổ chức từ ngày 7 đến 8/7.

Đã 'bình thường mới', thí sinh F0 có được dự thi tốt nghiệp THPT 2022?icon0Hiện Bộ GD&ĐT chưa chốt thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022, mới chỉ dự kiến trong 3 ngày 6-8/7 để lấy ý kiến.

Đắk Lắk: Hai nhóm nữ sinh cấp 3 đánh nhau túi bụi - 'dấu lặng' trong văn hóa ứng xử học đường

icon 0

Trong khi cơ quan chức năng huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đang trong quá trình xử lý 2 nhóm nữ sinh cấp 2 đánh nhau thì tại huyện Krông Ana cũng vừa xảy ra vụ đánh nhau tương tự nhưng lần này là 2 nhóm nữ sinh cấp 3.

Chương trình lớp 10 mới: Học sinh không cần học Lịch sử, Vật lý nếu không thích

icon 3

Năm học 2022-2023 tới đây, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bậc THPT sẽ chính thức được triển khai trong chương trình lớp 10.

Lập trình game giúp 1 người Việt 'hốt bạc' hàng triệu USD, thí sinh cần học ở đâu?

icon 0

Muốn lập trình game thì học ngành nào là thắc mắc của không ít bạn trẻ. Các bạn thí sinh quan tâm về công việc này cần chú ý một số điểm sau.

Phụ huynh bức xúc vì xếp hàng cả ngày vẫn 'trượt suất' cho con vào lớp 6, trường Lương Thế Vinh phản hồi gì?

icon 0

Hôm qua (16/4), hàng trăm phụ huynh đã đến trường THCS Lương Thế Trường (Cơ sở 1, Yên Xá, Tân Triều) làm thủ tục nhập học lớp 6 cho con nhưng không được phát phiếu, phải ra về sau cả ngày xếp hàng chờ đợi.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook