Thi sĩ Đào Uyên Minh: Người không tu Đạo mà đã ở trong Đạo

Chia sẻ Facebook
16/09/2022 07:44:15

Thi nhân Đào Uyên Minh không tu Đạo mà đã ở trong Đạo. Điều này thể hiện rõ nét trong phong cách thơ, cách sống và tâm tính của ông.


Người xưa có cách nói “không tu Đạo mà đã ở trong Đạo”, là chỉ về những người đặc biệt tốt, mặc dù không xuất gia quy y hay lên thiền am đạo quán tu luyện nhưng họ luôn giữ được mình, không để bản thân lạc vào danh lợi tình hay những phù hoa nơi thế tục. Thi nhân nổi danh lịch sử Đào Uyên Minh chính là người “không tu Đạo mà đã ở trong Đạo” như vậy. Điều này thể hiện rõ nét trong phong cách thơ, cách sống và tâm tính của ông.

Tranh vẽ Đào Uyên Minh. (Tranh: Họa sĩ Thạch Đào, thời Minh – Thanh, Wikipedia, Public Domain)

Phong cách thơ thanh đạm


Đặc điểm và phong cách nghệ thuật của bất kỳ một thi nhân nào đều là sự phản ánh sắc nét thế giới nội tâm của họ. Những thi nhân phóng khoáng thì trong lòng chất chứa đầy tình cảm, sự hăng say và hào hùng, dễ dàng cộng hưởng với những hành động anh hùng, nhiệt huyết. Những thi nhân nhẹ nhàng thì tình cảm mềm yếu như nước, thường chảy nước mắt khi thấy hoa rơi và lòng buồn khi ngước mắt nhìn ánh trăng. Khi một thi nhân gây được tiếng vang với độc giả qua những vần thơ của mình thì t rên thực tế, họ đã khiến cho người đọc có thể nhìn sự vật thông qua cảm quan của mình. Điều này giống như việc trao cho người đọc một cặp kính màu mà bản thân nhà thơ yêu thích.


Thơ của Đào Uyên Minh khiến người đọc có thể cảm nhận được một dư vị thanh đạm. Cái “thanh đạm” trong thơ của ông đã thanh đến mức không màu và đạm đến mức không vị. Ông không cấp cho độc giả một cặp kính màu mà là đ ể cho người đọc tự mình nhìn thấy màu sắc thực sự của sự vật và tự mình nhấm nuốt mùi vị thực sự của sự vật. Điều này đối với những độc giả quen mang cặp kính màu thì có phần khó thích ứng, bởi vì họ không nhìn ra màu sắc mà nhà thơ yêu thích.


Không phải ai đọc thơ của Đào Uyên Minh cũng cảm nhận được cái “vị” trong đó, chỉ những người có ánh mắt sắc bén mới cảm nhận và thưởng thức được. Thi hào Tô Đông Pha sau khi đã nếm tận các vị của thế gian, nhìn thấu nhân sinh mới thực sự ngộ ra được cái tài tình trong thơ và nhân cách vĩ đại của Đào Uyên Minh. Cho nên Tô Đông Pha yêu thơ Đào Uyên Minh, yêu nhân cách Đào Uyên Minh đến mức sùng bái khác thường.

Các thi nhân đều cho rằng muốn hiểu được thơ Đào Uyên Minh chẳng những cần phải có trình độ văn thơ mà còn cần phải có nội tâm siêu thoát người thường. Bởi vì có thể làm thơ đến mức chí thanh chí đạm thì trong lòng phải không vấy bụi trần, gạt bỏ được những suy nghĩ tầm thường và cần một loại tâm tính chỉ có thể có ở những người gần với Đạo.

Tâm thái siêu phàm thoát tục


Đào Uyên Minh thiên sinh yêu thích đạo, bản tính tự nhiên, luôn muốn tránh xa cuộc sống trần tục. Ông đặc biệt thích cuộc sống ẩn dật nơi núi rừng, tránh xa những xô bồ, náo nhiệt ở nơi phồn hoa đô thị. Năm 27 tuổi, Đào Uyên Minh bắt đầu cuộc sống cày cấy làm ruộng và dành phần lớn cuộc đời ở nông thôn. Những lúc nhàn rỗi, ông lại ngồi một mình trong căn nhà trống vừa vứt bỏ những tạp niệm, vừa dưỡng thần.


Bởi vì trên có mẹ già dưới có năm người con nhỏ cần phải nuôi dưỡng, gia cảnh quá bần hàn không đủ ăn, nên vào năm 29 tuổi, Đào Uyên Minh từng ra làm quan Tế tửu ở Giang Châu. Về sau bởi vì không quen với cuộc sống nơi quan trường nên ông lại từ quan về quê sinh sống. Ông có một người vợ tốt tính, lại rất hợp với tính cách của ông nên hai người đều chịu thương, chịu khó cùng nhau làm ruộng nuôi gia đình.


Lúc Đào Uyên Minh 35 tuổi, vì áp lực cuộc sống nên ông lại ra làm quan một lần nữa. Ông làm huyện lệnh Bành Trạch. Có một lần trên quận phái đốc bưu xuống xem xét tình hình. Có tiểu lại bảo Đào Uyên Minh phải ăn mặc chỉnh tề cung kính mà nghênh tiếp. Ông nghe xong than dài và nói rằng: “Ta không vì bổng lộc 5 đấu gạo của huyện nhỏ này mà khom lưng khúm núm phục vụ cho những người ấy .” Nói xong ông liền từ quan về nhà. Đào Uyên Minh làm huyện lệnh Bành Trạch chỉ hơn 80 ngày. Lần từ quan này, ông vĩnh viễn rời khỏi chốn quan trường. Từ đó trở đi ông vừa đọc sách làm thơ, vừa cấy cày sinh sống.

Về sau nông điền gặp phải thiên tai, nhà lại bị cháy, gia cảnh ngày càng túng bấn, nhưng trước sau ông vẫn không ra làm quan nữa. Thậm chí Thứ sử Giang châu đến tặng gạo và thịt ông cũng kiên quyết không nhận. Triều đình từng cho mời ông làm Trứ tác lang cũng bị ông từ chối.

Đào Uyên Minh từ chối ấn quan. (Tranh: Họa sĩ Trần Hồng Thụ, thời Minh, Wikipedia, Public Domain)

Tâm tư ưu Đạo không ưu bần


Đào Uyên Minh cả đời sống trong nghèo khổ bủa vây. Ông từng viết: “Ngày hè thường nhịn đói, đêm lạnh không có chăn. Trời vừa tối đã mong gà gáy sáng, trời vừa sáng lại mong trời tối. Bản thân ta không oán trời, cũng không oán trách đất. Trước mắt cuộc sống khó khăn như vậy cũng phải sống. Ta cũng không muốn lưu lại cái danh gì, hết thảy đều tựa như mây khói bay”.


Trong bài “Vịnh bần sĩ” , Đào Uyên Minh viết: Không còn một loại rau nào ăn được trong mảnh ruộng phía nam, và mảnh vườn phía bắc đầy cành lá chết khô, ta nhấc cái bình lên và rót nốt vài giọt rượu còn lại, bếp đã không có thức ăn để nấu”. Vào lúc gian nan nhất, đói khát quá, ông còn xin ăn.


Khi Tô Đông Pha đọc bài “Khất thực” (xin ăn) của Đào Uyên Minh, đã cảm thán rằng: “Không chỉ ta cảm thấy bi thống cho ông ấy, người trên đời này, có ai mà không cảm thấy bi thống cho ông ấy!”


Tuy vậy, ngay cả khi ở vào hoàn cảnh khó khăn bần cùng đến như vậy, Đào Uyên Minh vẫn luôn không một lời than vãn, không tiếc nuối công danh bổng lộc mà an bần thủ đạo. Ông không vì lâm vào cảnh khó khăn mà buồn rầu, lo nghĩ về cái ăn cái mặc, mà là “ưu Đạo không ưu bần” . Mặc dù không tu Đạo nhưng Đào Uyên Minh lại rất lo cho Đạo, ông buồn vì ở nơi thế gian, đạo đức, đức hạnh đã không còn được coi trọng, cái giả cái thật đảo lộn khiến ông cảm thấy không thể lẫn lộn vào.

Không tu Đạo mà đã ở trong Đạo


Đào Uyên Minh làm quan tổng cộng 13 năm trong đời, nhưng khi rời nhà đi làm quan, ông không bao giờ quên cuộc sống điền viên trước đây của mình. Ông luôn mong sớm trở lại và sống tự do như chim bay trên trời và cá bơi dưới nước. Trong thời kỳ làm quan, ông lại thường lấy các bậc tiên hiền để khuyến khích mình, nhắc nhở bản thân phải giữ chữ Chân, giữ chữ Đạo, hy vọng ngôn hành của bản thân phù hợp với tiêu chuẩn của một thánh nhân.


Sau khi từ quan lần cuối, Đào Uyên Minh cảm thấy mình như một con chim sổ lồng và được trở về với thiên nhiên. Nhớ lại 13 năm làm quan, ông xem đó là “lầm lạc nơi lưới trần” . Đào Uyên Minh cho rằng đời người ngắn ngủi, nên thuận theo sự an bài của Thiên mệnh, cái gì đáng bỏ thì bỏ cái gì đáng giữ thì giữ, nên vui vẻ tiếp nhận những điều ấy.

Nếu nói Đào Uyên Minh cả đời ở trong Đạo, những người hiểu ông đều có thể lý giải được. Dù Đào Uyên Minh không tu luyện, không đốt hương bái Phật cầu Đạo, cũng không đả tọa tham thiền nhưng từ trong thơ của ông có thể thấy ông chính là đã đang tu rồi. Đào Uyên Minh không ngừng bảo trì trạng thái gần với Đạo, không ngừng vứt bỏ đi những chấp nhất trong tâm, tâm cảnh thăng hoa không vướng mắc bụi trần, chính là không tu Đạo mà đã ở trong Đạo.


Theo Window.minghui.org
Tác giả: Lý Liên
An Hòa biên tập

Nhà Nho và vị tăng nhân đàm luận về chuyện tu hành


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook