“They Were the Ones”: Bài hát đánh thức lòng trắc ẩn
"They Were the Ones" do ca sĩ kiêm nhạc sĩ James H. White sáng tác, thu hút người nghe ngay từ nốt nhạc đầu tiên với tiếng đàn ghi ta mộc mạc
Bài hát do ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ – James H. White sáng tác thu hút người nghe ngay từ nốt nhạc đầu tiên với tiếng đàn ghi ta mộc mạc dẫn dắt vào câu chuyện. Tiếp đó, giọng hát chậm rãi trầm ấm của người nghệ sĩ sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện cuộc đời đầy thăng trầm của 3 chị em gái, nhân vật chính trong bộ phim tài liệu do chính ông thực hiện có tên “Những chú chim hoàng yến trong chiến tranh lạnh” . Và khi tiếng đàn nhị cất lên, không khỏi khiến trái tim chúng ta run lên vì xúc động…
Nhạc sĩ James H. White chia sẻ về bối cảnh của bài hát:
“Đó là ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất ngờ phát động cuộc bức hại đối với 100 triệu học viên Pháp Luân Công ôn hòa. Bấy giờ, Giang Trạch Dân đang tìm cách cứu vãn vị thế chính trị đang rơi rớt thảm hại của mình và sẵn sàng thể hiện sự tàn nhẫn như những người tiền nhiệm. Chẳng hạn như Mao Trạch Đông – người đã tàn sát hàng chục triệu người Trung Quốc trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa hay Đặng Tiểu Bình – người đã giết hàng ngàn người trong cuộc Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Mục đích của Giang rất đơn giản: tiêu diệt Pháp Luân Công với mệnh lệnh: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.” Để thực hiện tội ác diệt chủng, ông ta đã thành lập “Phòng 610” với các ‘đặc quyền’ như: “Không có biện pháp nào là quá đáng”, “Không phải chịu trách nhiệm nếu [học viên Pháp Luân Công] bị đánh chết”, “Nếu bị đánh chết thì coi như tự sát” và “Phi tang xác ngay lập tức mà không cần xác nhận danh tính.”
Giang Trạch Dân nghĩ rằng ông ta có thể tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng vài tuần. Đó là chuyện hơn 20 năm về trước. Bởi vì ông ta không ngờ rằng môn tu luyện này không những không bị tiêu diệt mà còn phát triển và lan tỏa ra khắp thế giới. Trên khắp thế giới, các học viên Pháp Luân Công, các nhà hoạt động nhân quyền, các chính trị gia, các nhân vật có ảnh hưởng lớn và các nhà báo đã cùng nhau tưởng niệm ngày đặc biệt này, một ngày của lòng dũng cảm cũng như của nỗi đau.
Để nâng cao nhận thức về nạn diệt chủng đang diễn ra này, tôi đã viết bài hát “They Were The Ones” kể về 3 chị em bị bức hại ở Trung Quốc mà tôi đã gặp khi thực hiện bộ phim tài liệu “Những chú chim hoàng yến trong Chiến tranh Lạnh” . Sau khi bộ phim hoàn tất, tôi vẫn muốn kể câu chuyện bi tráng của họ qua bài hát này.”
“Để sản xuất ca khúc, tôi đã liên lạc với Dario Forzato – nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc và đa nhạc cụ gốc Ý sống ở Los Angeles.”
“Khi James liên hệ với tôi, tôi đã biết về các cuộc đàn áp tôn giáo trong quá khứ của Trung Quốc nhưng không biết cụ thể về Pháp Luân Công,” ông Forzato cho biết. “Khi James say sưa kể cho tôi nghe câu chuyện về ba chị em đã thoát khỏi cảnh bị giam cầm, tôi đã bị thu hút để tìm hiểu thêm về các nguyên lý của môn tu luyện này và cảm thấy được kết nối với câu chuyện như một phần của nỗ lực lên tiếng cho sự bất công, điều mà vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thật không thể tin được những gì 3 người phụ nữ này đã trải qua, và làm cách nào để họ có thể trốn thoát và lên tiếng về vấn đề này.”
Bài hát “ They Were The Ones”
Tạm dịch: “Những người kể cho tôi sự thật”
Ba chị em gái kể cho tôi nghe câu chuyện cuộc đời họ,
Ba chị em gái kể cho tôi nghe một sự thật.
Câu chuyện của họ khiến tôi rất buồn,
Tôi không muốn tin rằng đó là sự thật…
Điệp khúc:
Họ là những người đã bị tra tấn,
Họ là những người bị đánh đến bầm tím,
Ba chị em bị giam cầm trong ngục tối,
Bị kéo căng đến giới hạn trong ngọn lửa địa ngục điên cuồng.
Chị em họ nhẹ nhàng kể cho tôi,
Những đôi mắt ngấn lệ cho biết đó là sự thật!
Điều khó khăn nhất trong tất cả khó khăn,
Là những người bạn của họ vẫn đang bị ngược đãi ở đó!
Điệp khúc:
Hãy xem lại những bài học của chúng ta,
Lịch sử đang lặp lại lần nữa.
Làm sao chúng ta – những người tự do- lại có thể,
Để nạn diệt chủng này kéo dài ở bên kia trái đất?
Chị em họ nói rằng họ yêu mến chúng ta,
Nói rằng chúng ta chân thật và tốt bụng,
Nói rằng họ yêu Nữ thần Tự do,
Ngôi nhà của họ ở nước Mỹ.
Họ là những người đã tìm được tự do,
Họ là những người đã sống sót,
Họ là những người đã kể câu chuyện,
Để cứu những người còn đang ở trong lửa địa ngục điên cuồng.
Hãy giải thoát những người còn đang ở trong địa ngục tà ác đó.
Ba chị em gái kể cho tôi nghe câu chuyện cuộc đời họ,
Ba chị em gái kể cho tôi nghe một sự thật.
Cảm nhận của những người làm video:
James H. White tiếp tục chia sẻ: “Tôi đã quyết định phát hành ca khúc vào đúng ngày 20/7 – là ngày tưởng niệm thảm kịch này. Tôi cũng hỏi một số nghệ sĩ có đóng góp trong video rằng ngày này có ý nghĩa như thế nào đối với họ. Đây là những gì họ nói với tôi.”
Meixuan:
Người sống sót khỏi trại lao động/ người chơi đàn nhị trong “They Were The Ones”
“Ngày 20/7 rất đặc biệt đối với tôi. Chúng tôi nhận được điện thoại từ một sinh viên ở Bắc Kinh vào rạng sáng ngày 20/7/1999, nói rằng 4 thành viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã bị bắt. ĐCSTQ bắt đầu bắt họ ngày hôm nay.
Đối với người phụ trách, đã quá muộn khi chúng tôi đến nhà anh ấy. Anh ấy đã bị bắt và nhà bị lục soát. Chúng tôi đem những cuốn sách Pháp Luân Công còn sót lại về nhà. Sau đó vào buổi trưa, chồng tôi và tôi đi làm. Tôi không ngờ đó là cuộc gặp cuối cùng của chúng tôi.
Chúng tôi đã bị bắt cóc tại nơi làm việc vào buổi chiều. Chồng tôi bị kết án 3 năm tù, còn tôi bị kết án 4 năm. Lúc đó, chúng tôi mới đính hôn và đám cưới vẫn chưa được tổ chức.
Nhiều năm sau, chồng tôi vẫn ở Trung Quốc. ĐCSTQ đã hủy hộ chiếu của anh ấy khiến anh ấy không có cách nào rời khỏi đó. Hiện tại, với tư cách là vợ chồng, chúng tôi mới chỉ sống với nhau được vài tháng kể từ năm 1999.”
Anna Kokkonen:
Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Phần Lan đạt giải thưởng/ Người hòa âm phối khí và ca sĩ hát đệm trong “They Were The Ones”
“Đây quả là một ngày buồn đối với tôi. Thật khó hiểu tại sao những người vô tội lại bị bức hại chỉ vì muốn làm người tốt? Các học viên Pháp Luân Đại Pháp rất dũng cảm, họ không từ bỏ đức tin của mình và chống lại cái ác bằng thiện niệm. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Cái thiện sẽ luôn chiến thắng!”
Vic May:
Vợ của James, cũng là một nhạc sĩ người Anh / Người hát đệm trong “They Were The Ones”
“20/7 là một ngày rất quan trọng. Nó đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đàn áp lớn nhất và tàn bạo nhất trong lịch sử nhắm vào 100 triệu người. Một cuộc đàn áp vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.”
Cựu Đại sứ Mỹ: ĐCSTQ thực thi “diệt chủng” đối với Pháp Luân Công
“Nhiều chuyên gia đã gọi đó là tội ác diệt chủng, và tôi cũng sẽ gọi nó như vậy. Một cuộc diệt chủng chống lại những người chọn “Chân, Thiện, Nhẫn” làm lẽ sống. Tuy nhiên, rất nhiều người tôi gặp vẫn không biết về tội ác diệt chủng này. Họ có thể đã nghe nói về cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và có thể là người Tây Tạng, tất nhiên cũng vô cùng quan trọng, nhưng bằng cách nào đó, các học viên Pháp Luân Công thường bị lãng quên. Và ngày 20/7 là một ngày tưởng niệm của các học viên Pháp Luân Công: Hàng triệu người đã bị ngược đãi, tra tấn, bỏ tù và hàng chục ngàn người đã bị ĐCSTQ sát hại, bị cưỡng bức lấy nội tạng để đưa vào chuỗi cung ứng nội tạng trị giá hàng tỷ đô la dưới sự hậu thuẫn của nhà nước.”
Cựu thủ lĩnh nhóm xã hội đen Nhật Bản tận mắt chứng kiến ĐCSTQ mổ cướp nội tạng
“Pháp Luân Công có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời tôi. Khi tôi tình cờ bắt gặp môn tu luyện tâm linh này, nó đã đi thẳng vào trái tim tôi. Sự bình hòa và thiện lương của môn tập đã lấp đầy trái tim tôi. Tôi cảm thấy rất gắn bó và có một tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa Trung Hoa truyền thống. Thật đáng buồn khi ĐCSTQ đã cố gắng tiêu diệt, phá hủy nền văn hóa ấy cùng các giá trị của nó, thậm chí giết hại cả người dân của mình.
Tôi có những người bạn Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc giam giữ và tra tấn. Một số người thân của họ hiện vẫn đang bị giam giữ ở đó. Chẳng hạn như người bạn thân yêu của tôi, Minghui Yu. Mẹ của cô hiện đang bị giam giữ trong một nhà tù Trung Quốc, và cô không có cách nào để liên lạc với bà, hoặc biết liệu bà có ổn không. Đối với các học viên Pháp Luân Công, bất kể họ ở đâu trên thế giới, cuộc bức hại và diệt chủng này đều ở rất gần.”
Mathias Magnason:
Nhà sản xuất & Đạo diễn đoạt giải thưởng của phim “Những chú chim hoàng yến trong Chiến tranh lạnh”
“Đó là một trong những ngày buồn nhất trong lịch sử nhân loại khi một trăm triệu người yêu chuộng hòa bình, sống tuân theo “Chân, Thiện Nhẫn” lại bị tên độc tài Giang Trạch Dân đàn áp. Tôi nghĩ đó là một ngày đáng buồn. Nó giống như Ngày Tưởng niệm Holocaust, nhưng đồng thời, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra. Đó là một bi kịch đang diễn ra. Tôi nghĩ đó là một ngày đầy cảm xúc đối với rất nhiều học viên vì rất nhiều người trong số họ có người thân ở Trung Quốc đang đối mặt với cuộc bức hại. Đã 23 năm trôi qua, tôi nghĩ rằng đó là một ngày để phần còn lại của thế giới thực sự phải suy nghĩ vì không ai nằm ngoài các giá trị Chân, Thiện, Nhẫn này. Những đức tính đó thực sự là một phần trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Ai muốn kinh doanh nếu bạn đang bị lừa? Mọi người đều muốn có một người bạn nói cho mình biết sự thật. Mọi người đều muốn được thể hiện sự thiện lương. Một thế giới không có lòng nhân ái và sự bao dung sẽ là một thế giới không ai muốn sống trong đó. “Chân, Thiện, Nhẫn” là nguyên tắc cơ bản rất quan trọng đối với mỗi người trên thế giới. Nhưng những nguyên tắc này đang bị chà đạp ở Trung Quốc kể từ ngày 20/7/1999, khi Giang Trạch Dân ra lệnh thủ tiêu Pháp Luân Công. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đó là một ngày để những người không tu luyện phản ánh về mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại, bởi vì đó chắc chắn là cuộc bức hại chống lại họ và quyền của họ được sống theo những giá trị đó.”
“Nếu mọi người thực sự bắt đầu suy ngẫm xem những giá trị đó có ý nghĩa như thế nào đối với họ trong cuộc sống, họ sẽ nhận ra đó là những điều quan trọng nhất. Nếu không có “Chân, Thiện, Nhẫn”, chúng ta không thể vận hành như một xã hội. Vì vậy, đó là một ngày mà những ai trên thế giới vẫn chưa rõ về nó, nhưng tôi nghĩ họ sẽ biết trong tương lai, và tôi nghĩ họ sẽ bị sốc vì điều này.”
Ngọc Chi biên tập, Vision Times
Vì sao 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công thập niên 1990? Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Pháp Luân Công đã trở thành một hiện tượng nổi bật ở Trung Hoa Đại Lục.