Thêm ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn bị giả mạo để lừa đảo người dùng - ICTNews

Chia sẻ Facebook
24/08/2022 01:21:06

Trước SCB, theo cảnh báo của các cơ quan chức năng, đã có hàng loạt ngân hàng, tổ chức tài chính như Vietcombank, Techcombank, MB Bank, VP Bank, BIDV, ACB, Vietinbank, Sacombank, Home Credit Việt Nam... bị các đối tượng mạo danh để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, đánh cắp thông tin của người dùng.

Bảo mật

Mạo danh SCB để lừa chiếm đoạt tài sản, đánh cắp thông tin người dùng

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam ghi nhận nhiều phản ánh liên quan việc giả mạo thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin người dùng.

Tình trạng giả mạo thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB đã được người dân phản ánh tới Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT.

Tình trạng mạo danh SCB để lừa chiếm đoạt tài sản, đánh cắp thông tin đã được người dân kịp thời phản ánh.

Cụ thể, các đối tượng mạo danh SCB để gửi tin nhắn SMS lừa đảo về việc tài khoản của người dùng đã bị khóa hoặc đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… với đường dẫn đính kèm có mã độc yêu cầu nhập thông tin tài khoản, mật khẩu và mã xác thực OTP của dịch vụ ngân hàng điện tử.


Tin nhắn gửi tới các nạn nhân có nội dung: “[Thông báo] Tai khoan cua ban da mo dich vu tai chinh toan cau phi dich vu hang thang la 1.800.000VND se bi tru trong 2 gio. Neu khong phai ban mo dich vu vui long nhan vao scb.vn-vp.xyz de huy” .

Chia sẻ về xu hướng tấn công mạng, ông Khổng Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Chủ tịch Công ty Công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) nhận định, đã có sự dịch chuyển mục tiêu tấn công của hacker. Thay vì tập trung vào các nhà mạng viễn thông, công ty truyền thông giải trí như trước thì gần đây các cuộc tấn công mạng lại chủ yếu nhắm vào khối ngân hàng, tài chính và y tế.


Trao đổi tại sự kiện Security Summit 2022 , đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng cho biết, lừa đảo trên mạng có xu hướng gia tăng. Các tháng đầu năm nay, đã xuất hiện những chiến dịch tấn công lừa đảo - Phishing nhằm vào ngân hàng tại Việt Nam, với mục đích thu thập thông tin cá nhân, thông tin giao dịch thanh toán và chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Thống kê trên Cổng không gian mạng quốc gia cho thấy, chỉ tính từ giữa tháng 2/2022 đến trung tuần tháng 7/2022, đã có gần 3.500 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông tin tới hệ thống cảnh báo tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn. Qua kiểm tra, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, công ty tài chính.

Hàng tuần, trên Cổng không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin đều cảnh báo và khuyến nghị người dùng tuyệt đối không truy cập vào tên miền của các website giả mạo thương hiệu các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều tên miền giả mạo các ngân hàng như: vcbntlbink.com, vcbtiebink.com, vcbtinbing.com, acb.onlinsh.com, acb.onlinevn.xyz, isacambank.com, isacembank.com, vaynhanhviettin.comvaythechap-bidv.com…

Các chuyên gia khuyến nghị người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác trước những chiêu thức lừa đảo trên không gian mạng. Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao. Đồng thời, phải cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an nơi gần nhất đề nghị xử lý đối tượng vi phạm.


Vân Anh

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Tạo thuận lợi cho các bộ, tỉnh trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

icon 0

Việc ban hành Thông tư mới quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85 năm 2016 sẽ góp phần tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương trong triển khai bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

53 bộ, tỉnh có kế hoạch diễn tập thực chiến ATTT trong năm nay

icon 0

Theo Cục An toàn thông tin, tính đến nay đã có 16 bộ, ngành và 37 tỉnh, thành phố có kế hoạch tổ chức diễn tập thực chiến trong năm 2022.

Trình duyệt trong TikTok có thể theo dõi nhất cử nhất động của người dùng?

icon 0

Theo một chuyên gia bảo mật, trình duyệt trong ứng dụng TikTok trên iPhone chèn mã JavaScript vào website ngoài, cho phép TikTok theo dõi mọi thứ người dùng nhập trên bàn phím.

Nạn nhân của lỗ hổng cũ trên Microsoft Office tăng 696%icon0Theo báo cáo bảo mật mới nhất, các lỗ hổng cũ trên Microsoft Office vẫn khiến người dùng lao đao.

Bảo mật là yêu cầu chiến lược đối với các doanh nghiệp

icon 0

Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng chuyển đổi số, doanh nghiệp phải đối mặt với hàng trăm bài toán về bảo mật thông tin.

Lại mạo danh MoMo, VP Bank để lừa đảo người dùngicon0Kẻ lừa đảo mạo danh thương hiệu các ngân hàng như VP Bank, SHB, ACB, TPB và cả MoMo để phục vụ mục đích xấu.

Đừng dùng tính năng này trên Facebook, Instagramicon0Trình duyệt web được tích hợp sẵn trong những ứng dụng như Facebook có thể đánh cắp tất cả thông tin cá nhân của người dùng.

Thông tin cá nhân của người dùng tại Việt Nam phải được lưu trữ trong nước

icon 0

Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam là 1 trong những loại dữ liệu phải được lưu trữ tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 53 mới được Chính phủ ban hành.

Sản phẩm phát hiện hành vi bất thường của người dùng trên mạng phải có sẵn 500 kịch bản

icon 0

Một trong những yêu cầu kỹ thuật cơ bản với sản phẩm phân tích và phát hiện hành vi bất thường của người dùng trên mạng là tích hợp sẵn ít nhất 500 kịch bản phát hiện bất thường áp dụng trên tập dữ liệu gửi từ các nguồn.

Cảnh giác chiêu dùng camera điện thoại soi đồ để trộm cắp

icon 0

Các thành viên Diễn đàn công nghệ Reddit cảnh báo mọi người nên cảnh giác với chiêu sử dụng camera điện thoại để thực hiện các vụ trộm cắp trong xe hơi, nhà cửa lắp kính một chiều.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook