Thềm băng ở Nam Cực đột ngột sụp đổ báo trước những điều đáng lo ngại sắp xảy ra?

Chia sẻ Facebook
28/03/2022 14:40:45

Sự sụp đổ bất ngờ đẩy một tảng băng lớn xuống đại dương ở phía đông Nam Cực dấy lên lo ngại về những điều sắp xảy ra với Trái Đất.  

Một thềm băng lớn ở Nam Cực có diện tích tương đương với thành phố New York, Mỹ vừa sụp đổ xuống đại dương.

Thềm băng ở Nam Cực đột ngột sụp đổ báo trước những điều đáng lo ngại sắp xảy ra.

Các nhà khoa học cho biết thềm băng Conger, có diện tích bề mặt khoảng 1.200 km2, đã sụp đổ. Sự việc này khiến họ ước tính rằng băng tan ở khu vực có lịch sử ổn định này là dấu hiệu báo trước về những điều đáng lo ngại sắp xảy ra.

Những bức ảnh vệ tinh cho thấy thềm băng Conger ở Đông Nam Cực đột ngột sụp đổ trong khoảng thời gian từ ngày 14/3 đến ngày 16/3. Theo chuyên gia ở Đại học Minnesota, thềm băng Glenzer Conger đã ở đó hàng nghìn năm.

Dãy núi Xuyên Cực ngăn cách hai nửa Nam Cực chia thành Đông và Tây Nam Cực. Ở Tây Nam Cực, băng không ổn định, vì vậy thường xuất hiện băng tan và các thềm băng sụp đổ.

Tuy nhiên, Đông Nam Cực là một trong những điểm khô nhất, lạnh giá nhất trên Trái Đất. Do vậy, thềm băng sụp đổ là điều chưa từng có. Đây là vụ sụp đổ thềm băng lớn đầu tiên ở Đông Nam Cực trong lịch sử loài người.

Vụ việc sụp đổ thềm băng xảy ra trong thời kỳ nhiệt độ cao bất thường ở khu vực. Trạm Concordia, một cơ sở nghiên cứu Nam Cực ghi nhận nhiệt độ vào ngày 18/3 là âm 11,8 độ C. Đây là mức nhiệt độ ấm nhất từng xuất hiện trong tháng 3. Nhiệt độ này tăng thêm 40 độ C so với mức trung bình theo mùa.

Thềm băng Conger đã bị thu hẹp từ giữa những năm 2000, nhưng chỉ dần dần cho đến năm 2020. Đến ngày 4/3/2022, ước tính thềm băng dường đã mất hơn một nửa diện tích bề mặt so với các lần đo tháng 1.

Hiện tại, các nhà khoa học chưa nhìn thấy bất kỳ hậu quả trực tiếp nào quá nghiêm trọng từ vụ sụp đổ Thềm băng Conger. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng đây là sự khởi đầu cho một xu hướng đáng lo ngại trong tương lai.

Các thềm băng là phần mở rộng của những tảng băng lớn trên đại dương, đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế băng trong đất liền. Nếu không có thềm băng, băng trong đất liền chảy nhanh hơn vào đại dương, dẫn đến mực nước biển dâng cao.

Matt King, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu về Khoa học Nam Cực, Australia cho biết: "Chúng ta sẽ thấy nhiều thềm băng bị vỡ ra trong tương lai do khí hậu ấm lên. Chúng ta sẽ thấy những tảng băng khổng lồ và điều đó đủ làm dâng cao mực nước biển toàn cầu một cách nghiêm trọng".


Hoàng Dung (lược dịch)

Gửi bình luận

Tin Cùng Chuyên Mục

Cô gái có dạ dày 'siêu khủng', 1 phút ăn hết bay đĩa gà viên chiên 352gramicon0Cô gái đến từ Anh đã phá kỷ lục Guinness thế giới khi ăn hết 19 miếng gà viên chiên trong thời gian 1 phút.

Cuộc sống sang chảnh của chú chó dùng toàn hàng hiệu, bát ăn cơm trị giá 215 USD

icon 0

Chú chó 7 tuổi nổi tiếng khắp mạng xã hội khi may mắn được tận hưởng một cuộc sống sang chảnh, sở hữu tủ quần áo trị giá hàng chục nghìn USD.

'Hồi sinh' loài nhện lớn nhất ở Anhicon0Những con nhện có kích thước bằng lòng bàn tay của người trưởng thành đang trỗi dậy ở Anh.

Đau đầu với những thiết kế phòng ngủ 'đi vào lòng đất'

icon 0

Đối với hầu hết chúng ta, phòng ngủ là nơi mang đến cảm giác thư thái, bình yên, nơi để chìm vào giấc ngủ sâu sau một ngày dài mệt mỏi.

Tận dụng nước tiểu phi hành gia cùng năng lượng mặt trời tạo nhiên liệu trên sao Hoả

icon 0

Các kỹ sư đang nghiên cứu một hệ thống chuyển đổi nước tiểu của phi hành gia thành nhiên liệu trên sao Hỏa bằng cách tận dụng năng lượng mặt trời.

Đam mê văn hóa Viking, người đàn ông tự vác rìu kiếm sống

icon 0

Stipe Petic, một người đàn ông 57 tuổi, bị ấn tượng bởi loạt phim truyền hình ‘Vikings’ đến nỗi ông bắt đầu tự xưng là Ragnar Kavurson và “vác rìu” kiếm sống.

Cận cảnh đồ trang sức độc đáo làm từ sữa mẹicon0Bà mẹ ba con đang sử dụng sữa mẹ để làm đồ trang sức với doanh thu dự kiến vào năm 2023 là 1,9 triệu USD.

Ngất ngây với loạt ảnh đẹp mê hồn chụp bằng điện thoại: Đám mây 'UFO' che phủ núi lửa, cầu vồng trên sa mạc

icon 0

Những bức ảnh tuyệt vời đã lọt vào danh sách rút gọn cuối cùng tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Di động 2022 với hơn 5.500 tác phẩm dự thi từ 90 quốc gia trên thế giới.

Tái tạo dinh thự đẹp nhất trong thành phố La Mã cổ đại, chủ sở hữu giàu có vẫn là bí ẩn

icon 0

Các nhà khoa học sử dụng thực tế ảo để tái tạo lại dinh thự đẹp nhất của Pompeii trước khi bị phá hủy do Núi lửa Vesuvius phun trào cách đây 1.900 năm.

Chiêm ngưỡng vườn hoa tulip lớn nhất châu Á đẹp ngất ngây

icon 0

Vườn hoa tulip rộng lớn ở Thung lũng Kashmir, Ấn Độ ần đầu tiên mở của vào năm 2007 với mục đích thúc đẩy nghề trồng hoa giờ đã vươn lên trở thành vườn hoa tulip lớn nhất châu Á.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook