Thêm 1 tuyến cáp biển IA gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng

Chia sẻ Facebook
17/04/2022 16:16:57

Từ 21h30 ngày 15/4, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố trên phân đoạn S1.7 cách khu vực Đông Nam Á khoảng 910 km.

Tuyến cáp quang biển APG lại gặp sự cố

Thông tin trên vừa được một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam chia sẻ với ICTnews.

Cũng theo vị đại diện ISP này, trong lần gặp sự cố đầu tiên của năm 2022, trên phân đoạn S1.7, tuyến cáp quang biển quốc tế APG gặp lỗi đứt sợi. Hiện tại đơn vị quản lý tuyến cáp chưa thông tin đến các nhà mạng về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố.

Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016. Có chiều dài khoảng 10.400 km, APG được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cáp biển APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Trước đó, trong năm 2021, tuyến cáp quang biển APG đã 4 lần gặp sự cố, gần nhất là tháng 12/2021. Cụ thể, lần lượt vào các ngày 5/12/2021 và 13/12/2021, cáp APG gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc).

Đến ngày 27/2/2022, sau gần 3 tháng gián đoạn dịch vụ do gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc), tuyến cáp biển APG mới được sửa chữa, khắc phục xong và khôi phục hoạt động bình thường.

Theo các chuyên gia, do lưu lượng truy cập Internet nước ngoài lớn hơn nhiều so với trong nước nên mỗi khi có sự cố cáp biển, chất lượng dịch vụ Internet sẽ bị ảnh hưởng. (Ảnh minh họa: Internet)

Trong trao đổi với ICTnews hồi trung tuần tháng 2/2022, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định, lưu lượng truy cập Internet nước ngoài hiện lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, mỗi khi có sự cố các tuyến cáp biển quốc tế thì chất lượng dịch vụ Internet bị ảnh hưởng. Các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tối ưu để lưu lượng Internet trong nước tăng lên như tăng cường các hệ thống Caching, CDN.


“Chúng ta đều muốn người dùng Internet Việt Nam sử dụng ứng dụng trong nước, tuy nhiên việc đó khả thi hay không còn phụ thuộc vào chất lượng và độ phổ biến các ứng dụng nội địa. Đây là một thách thức lớn và cần nhiều thời gian, nỗ lực chung thì mới cải thiện được. Gợi ý của chúng tôi là các doanh nghiệp, cá nhân nên sử dụng thêm ứng dụng nội địa, như một bổ sung và dự phòng cho ứng dụng quen thuộc do các công ty toàn cầu cung cấp” , đại diện VIA đề xuất.

Về giải pháp lâu dài, đại diện VIA cho rằng, Internet hiện giờ có thể coi là hạ tầng số quan trọng của quốc gia để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Do đó, các nhà mạng lớn cần có chiến lược, kế hoạch mở rộng những tuyến cáp kết nối quốc tế để đón đầu, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dịch vụ Internet.

Hiệp hội Internet Việt Nam cũng nhận thấy các nỗ lực cổ vũ xây dựng các nền tảng, dịch vụ nội địa như mạng xã hội, các nền tảng quản lý doanh nghiệp, nền tảng và ứng dụng họp, học trực tuyến... Chắc chắn khi các nền tảng, ứng dụng của Việt Nam có chất lượng và độ phổ biến thì sự phụ thuộc vào các tuyến cáp biển ra nước ngoài sẽ bớt đi.

Mặt khác, theo phân tích của đại diện VIA, các nhà cung cấp nền tảng toàn cầu đang đưa hạ tầng, dữ liệu đến gần Việt Nam hơn, đặt các điểm truy cập tại Việt Nam. Điều này cho thấy nhu cầu dung lượng quốc tế cũng như trong nước đều tăng mạnh trong thời gian tới, khi kinh tế phục hồi sau dịch.


Vân Anh

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Tiêu thụ MacBook đánh cắp, một người đi tù và phải trả 2,8 triệu USD

icon 0

Người đàn ông còn phải bồi thường 2,8 triệu USD cho các đơn vị bị thiệt hại vì đã mua và kinh doanh 1.000 chiếc MacBook bị đánh cắp.

Amazon nhất quyết không chấp nhận các khoản thanh toán bằng tiền số, nhưng sẽ bán NFTicon0Có vẻ như gã khổng lồ thương mại trực tuyến sẽ là cái tên lớn tiếp theo nhảy vào thị trường vô cùng béo bở mang tên NFT.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: 7 năm trước Việt Nam có Flappy Bird và Nguyễn Hà Đông, nay có Axie Infinity!

icon 0

'Nếu 7 năm trước, Việt Nam có Nguyễn Hà Đông (cha đẻ của Flappy Bird) trở thành biểu tượng của Google. Thì hiện nay chúng ta đã có Nguyễn Thành Trung, số một trên thế giới về NFT game'.

Lãnh đạo Huawei nói gì về chính sách zero-Covid của Trung Quốc?icon0Một giám đốc cấp cao của Huawei bày tỏ lo lắng trên WeChat trước chính sách zero-Covid nghiêm khắc của Trung Quốc.

Apple đã khiến thế giới thay đổi như thế nào với iPhone?

icon 0

Thật khó để tin rằng đã 15 năm kể từ khi chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt. Trong suốt một hành trình dài phát triển, iPhone đã khẳng định được vị thế của mình, tạo ra những thay đổi mang tính toàn cầu.

Thị trường Việt Nam ở đâu trong tầm ngắm của Apple? icon 0

Hàng Apple chính hãng tại Việt Nam đang tăng trưởng trong hai năm gần đây là kết quả từ 3 phía gồm việc chú trọng thị trường của Apple, nỗ lực của nhà bán lẻ, và sự đón nhận của khách hàng.

Apple trở thành ngoại lệ ở Trung Quốc icon 0

Theo dự đoán của các chuyên gia, lượng smartphone xuất xưởng trong quý II/2022 ở Trung Quốc sẽ giảm tới 20% so với cùng kỳ 2021. Apple có thể là ngoại lệ.

Cùng với TopZone, Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023

icon 0

'Hy vọng trong tương lai gần, TopZone góp phần thay đổi diện mạo ngành bán lẻ công nghệ Việt Nam, khi đó, Apple sẽ nhìn nhận Việt Nam là thị trường cấp 1 giống như Singapore và các nước phát triển trong khu vực” - CEO Hiểu Em chia sẻ.

TP Hồ Chí Minh - 'Thành phố kỳ lân' trong tương lai icon 0

Theo nhiều nhận định, TP Hồ Chí Minh có cơ sở trở thành một 'thành phố kỳ lân' trong tương lai, nghĩa là nơi quy tụ các công ty công nghệ được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.

MobiFone tuổi 29: Chuyển đổi số toàn diện, nhắm đích doanh nghiệp số hàng đầu

icon 0

MobiFone - nhà mạng có lịch sử phát triển lâu năm nhất tại Việt Nam đang bước vào tuổi 29. Với sức trẻ, tư duy năng động, MobiFone tự tin chèo lái con tàu chuyển đổi số với những mục tiêu tham vọng.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook