Thêm 1 nạn nhân nghi bị mổ cướp nội tạng ở tỉnh Sơn Đông
Hà Lập Phương, học viên Pháp Luân Công ở Tức Mặc, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, nghi ngờ bị mổ cướp nội tạng và qua đời vào năm 2019. (Ảnh: Minghui.org)
Gần đây, ông Lương Quế Uất, học viên Pháp Luân Công hiện đang sống ở New York, Hoa Kỳ, đã tiết lộ cho Epoch Times biết thêm nhiều nội tình về trường hợp bị nghi mổ cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Hà Lập Phương ở tỉnh Sơn Đông.
Ông Lương Quế Uất và Hà Lập Phương gặp nhau vào năm 1997, vì cùng tu luyện Pháp Luân Công. Ngôi làng và thị trấn nơi hai người sống rất gần nhau. Ông Lương Quế Uất sống ở thị trấn Hoa Sơn, thành phố Tức Mặc, Thanh Đảo. Hà Lập Phương trú tại quận Bắc An, thành phố Tức Mặc, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
Hà Lập Phương buộc phải sống lang bạt suốt 17 năm
Ông Lương Quế Uất nói rằng ở khu vực địa phương, Hà Lập Phương nổi tiếng là người rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Vì nói rõ sự thật về Pháp Luân Công, anh ấy đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại và đàn áp dã man.
“Phòng 610″ thành phố Tức Mặc coi anh như cái gai trong mắt. Phòng 610 được thành lập vào ngày 10/6/1999 theo lệnh của Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, chuyên bức hại Pháp Luân Công.
Năm 2001, “ Hà Lập Phương bị bắt và bị đưa đến trại giam. Trại giam tìm 17 tù nhân xông vào bịt đầu và đánh đập anh ấy. Khi đó, anh ấy bị đánh đến suýt chết. Bệnh viện nói rằng không thể chữa trị, và bảo cha mẹ Hà Lập Phương đưa anh ấy về nhà, lo chuyện hậu sư.”
Sau khi về nhà, gia đình Hà Lập Phương đã mở băng giảng Pháp Luân Công cho anh ấy nghe, và anh ấy dần dần tỉnh táo trở lại.
Pháp Luân Công là một môn công pháp thượng thừa của Phật gia, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” , bao gồm 5 bài công pháp, có tác dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh khỏe người. Tháng 5/1998, Tổng cục Thể thao của ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc khảo sát về Pháp Luân Công ở tỉnh Quảng Đông, và kết luận rằng tổng tỷ lệ hiệu quả của Pháp Luân Công trong việc chữa bệnh khỏe người là 97,9%.
Sau khi học Pháp và luyện công trong một thời gian, sức khỏe của anh Hà Lập Phương đã hồi phục.
Ông Lương Quế Uất tiết lộ, khi sức khỏe Hà Lập Phương vừa hồi phục, Phòng 610 tại địa phương vẫn cử người từ đồn cảnh sát địa phương hoặc ủy ban thôn theo dõi anh 24/24 giờ. Sau khi thấy sức khỏe của Hà Lập Phương dần tốt lên, họ lại tiếp tục lên kế hoạch để kết án anh ấy.
“Sau khi biết tin, Hà Lập Phương đã bỏ trốn ngay trong đêm. Sau khi trốn thoát vào năm 2002, anh ấy đã sống lang bạt suốt 17 năm.”
“Sở cảnh sát Bắc An thành phố Tức Mặc đã hủy hộ khẩu và tịch thu chứng minh thư của anh ấy. Điều này khiến anh ấy rất khó thăng tiến trong xã hội và gặp khó khăn về tài chính.”
“Năm 2019, ủy ban thôn và đồn cảnh sát nói với gia đình anh rằng Hà Lập Phương không còn bị truy nã nữa, họ không bắt anh ấy nữa, bảo anh ấy quay về, chuyện này coi như xong.”
“Phòng 610 địa phương đã dàn dựng một số giả tướng khiến anh ấy bối rối, và yêu cầu anh ấy đến đồn cảnh sát để xin cấp thẻ căn cước. Ngay khi Hà Lập Phương bước vào đồn cảnh sát, anh ấy lập tức bị bắt cóc và bị đưa đến Nhà tù Phổ Đông.”
Tại Trại giam Phổ Đông, Hà Lập Phương đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ. Ông Lương Quế Uất nói rằng trong khi tuyệt thực, ĐCSTQ đã tiêm cho anh ấy những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Anh ấy phản ứng chậm chạp, đôi mắt đờ đẫn và mất khả năng biểu đạt.
“Ngày 22/5, khi luật sư đến gặp Hà Lập Phương , anh ấy không thể nói được, cử động rất chậm và ngơ ngẩn. Tháng 5 khi luật sư gặp Hà Lập Phương , trời tiết ở chỗ chúng tôi không lạnh, nhưng anh ấy được đắp một chiếc chăn bông và đeo khẩu trang. Anh ấy dường như không có khả năng tư duy, giống như một kẻ ngốc.”
“Theo trại giam nói, vì Hà Lập Phương tuyệt thực nên họ đã tiêm chất dinh dưỡng cho anh ấy. Thực chất không phải là tiêm chất dinh dưỡng, mà là thuốc phá hủy trung khu thần kinh.”
Nghi mổ sống bị cướp nội tạng
Ông Lương Quế Uất nói: “ Hà Lập Phương đã bị bức hại đến chết sau khoảng 2 tháng ở trong trại giam.”
“Khoảng ngày 30/6, người nhà nhận được một cuộc điện thoại từ trại giam, nói rằng Hà Lập Phương đang trong tình trạng nguy kịch, và đã được chuyển đến Bệnh viện Hạ Trang ở quận Thành Dương, Thanh Đảo. Bệnh viện Hạ Trang cách trại giam hơn 30 km, trong khi Bệnh viện Thành phố Tức Mặc và Bệnh viện Thành Dương đều rất gần nhà tù.”
Hà Lập Phương đã bị bệnh nặng, vì sao trại tạm giam lại tìm nơi chữa trị xa như vậy? Ông Lương Quế Uất nói: “Người nhà hỏi trại tạm giam: Vì sao họ lại đưa đến bệnh viện Hạ Trang? Lính canh nói: Ở Bệnh viện Hạ Trang, tìm bác sĩ và chuyên gia sẽ thuận tiện hơn.”
Tuy nhiên 2 ngày sau, tính mạng của Hà Lập Phương đã gặp nguy hiểm. Ngày 2/7, anh bị bức hại đến chết.
Trong thời gian này, “người nhà muốn gặp Hà Lập Phương , nhưng cảnh sát từ chối. Hơn nữa, toàn bộ bệnh viện đã bị cảnh sát phong tỏa, người ngoài không được phép vào.”
Sau này người nhà phản đối quyết liệt, họ mới được nhìn thấy thi thể của Hà Lập Phương lần cuối.
Ông Lương Quế Uất nói: “Ngực và lưng của Hà Lập Phương có những vết rạch, và có dấu vết của vết thương được may lại. Khóe miệng và mũi của anh ấy, gồm cả kẽ răng, đều bê bết máu. Có những vết sẹo chằng chịt ở chân và cánh tay, vết phồng rộp trên cổ, và những lỗ kim khắp người.”
Gia đình nghi ngờ rằng nội tạng của Hà Lập Phương đã bị mổ cướp khi anh vẫn còn sống.
“Người nhà tra hỏi thì họ nói (lý do rạch) là tìm bác sĩ pháp y khám nghiệm tử thi, để xem nguyên nhân cái chết. Nhưng người nhà chưa từng gặp bác sĩ pháp y.”
“Sau khi Hà Lập Phương qua đời, trong vòng 3 ngày, công an đã huy động khoảng 20 xe cảnh sát và hơn 200 cảnh sát đến phong tỏa toàn bộ bệnh viện.”
“Khi Hà Lập Phương được chôn cất vào ngày 4/7, nhiều cảnh sát đã đến dự tang lễ. (Họ) lên kế hoạch bắt giữ (bất kỳ học viên) Pháp Luân Công nào ngay khi họ xuất hiện.”
Ông Lương Quế Uất nói rằng vào năm 2015, khi Hà Lập Phương kiện Giang Trạch Dân, anh ấy đã kể rất chi tiết về những bức hại mà bản thân đã phải gánh chịu, bao gồm thời gian, địa điểm, nhân vật, thông tin về Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật tham gia đàn áp.
“Họ rất sợ chuyện này và muốn Hà Lập Phương im lặng. Vì vậy họ muốn nhanh chóng thủ tiêu Hà Lập Phương để che đậy tội ác của mình.”
Vụ sát hại Hà Lập Phương đã làm dấy lên mối lo ngại mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa vụ việc này vào Báo cáo Tự do Tôn giáo hàng năm vào năm 2020.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp” . Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.
Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.
Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.
Lời trăng trối của nạn nhân bị mổ sống cướp nội tạng trong giờ phút hấp hối Trước khi chết, cô ấy đã kể lại trải nghiệm của mình khi bị mổ cướp nội tạng sống.