Thế hệ xưa đi làm vất vả vẫn có của ăn của để, khác với Gen Z bây giờ

Chia sẻ Facebook
06/07/2023 18:42:00

Đi làm rồi mới hiểu mỗi một đồng tiền bố mẹ kiếm được đều không hề dễ dàng. Hóa ra cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng cả, khi bạn cảm thấy nó dễ dàng, nhất định là đang có người thay bạn gánh vác lấy phần không dễ dàng ấy.

Khi bắt đầu đi làm, thực tế cuộc sống có thể mang đến những trải nghiệm và cảm nhận khác biệt. Cuộc đời không màu hồng như khi được bao bọc trong vòng tay của bố mẹ và như khi ngày ngày chỉ cắp sách đi học rồi về nhà xem phim, chơi game, vô lo vô nghĩ. Tất nhiên, đi làm không có nghĩa là cuộc đời hoàn toàn màu xám nhưng sẽ có nhiều điều khiến bạn phải ồ à ngạc nhiên.

Cuộc sống của người đi làm thực tế chẳng màu hồng như bạn nghĩ. (Ảnh minh họa: AFamily)

Đi làm rồi mới hiểu: Kiếm tiền khó nhưng tiêu tiền mới thực sự là thử thách

Đã gần 6 năm kể từ khi tôi bắt đầu làm freelance trên mạng. Hóa ra, quãng thời gian này lại đem lại cho tôi nhiều điều thú vị bất ngờ và những bài học khiến tôi ngộ ra nhiều thứ về cuộc sống. Tôi có quyền tự do làm mọi điều mình muốn, nhưng cũng học được rằng tôi phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những hành động của mình, đặc biệt là về tiền bạc.

Tôi không phải một chuyên gia về quản lý tiền bạc, nhưng những điều học được giúp tôi có cái nhìn tốt hơn về thứ quan trọng này trong cuộc sống. Có nhiều người khoe khoang với chúng ta rằng kiếm tiền không khó, chỉ cần có quyết tâm là được. Nhưng sự thật nếu dễ dàng như vậy thì đã không phải là thế giới này.

Chỉ đợi chờ vào lương thì chả bao giờ đủ sống. (Ảnh minh họa: Trí Thức Trẻ)

Thế giới đang không ngừng chuyển mình, kéo theo đó là những thay đổi sâu rộng về kinh tế, xã hội và văn hoá, ảnh hưởng đến thói quen, cách nghĩ và lối sống giữa các thế hệ. Khả năng quản lý chi tiêu cũng là một trong số đó. Đã bao giờ bạn nhìn tài khoản của mình, thở dài, thầm ngưỡng mộ ông bà, bố mẹ vì khả năng quản lý tiền bạc, và rồi tự hỏi tại sao mình không thể tiết kiệm được như họ chưa?

Người trẻ tiêu hoang, không có tiết kiệm khi sống riêng. (Ảnh minh họa: Zingnews)

Tiền lương bao nhiêu, cao hay thấp, có đủ chi trả cho cuộc sống hay không dĩ nhiên luôn là mối quan tâm của những người trẻ. Tuy nhiên, lợi ích vật chất không phải là ưu tiên hàng đầu của người trẻ, mà thay vào đó họ chú trọng hơn vào việc tận hưởng giá trị tinh thần.

Giới trẻ Việt đang chủ động tận hưởng cuộc sống. (Ảnh minh họa: Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô)


Cột Sống Gen Z là thế hệ đề cao việc tìm kiếm trải nghiệm, chẳng hạn như ăn uống bên ngoài, mua sắm quần áo, giải trí và du lịch, những hàng hoá và dịch vụ tức thời. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra cả tháng lương vừa lãnh được để sắm ngay một đôi giày, một chiếc túi xách tiền triệu, điều mà các thế hệ trước ít ai nghĩ đến. Với thế hệ trẻ, giữ khư khư một khoản tiền sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi nó không tạo ra những giá trị tốt hơn cho cuộc sống.

Thế hệ trẻ bây giờ không có khả năng tiết kiệm như thế hệ trước. (Ảnh minh họa: Zingnews)


Bố mẹ chúng ta thật phi thường


Có bao giờ các bạn độc giả của YAN tự hỏi: Tại sao bố mẹ chúng ta sinh ra trong thời kỳ khó khăn lại có cuộc sống ổn định, nhà xe đủ đầy, lo cho con cái ăn học đàng hoàng, thành đạt. Thế mà thế hệ trẻ ngày nay nhiều người lại rơi vào hoàn cảnh làm quần quật vẫn chỉ đủ ăn, có người còn vướng phải nợ nần.

Nhìn lại thế hệ bố mẹ chúng ta, những người hiện tại đã ở ngưỡng trung niên, họ đều là những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống khó khăn càng tạo động lực để những thế hệ trước thêm khao khát mang lại cho con cháu mình một cuộc sống ổn định hơn. Chính vì thế, họ luôn cố gắng dành dụm, tính toán cho tương lai xa.

Bố mẹ lao động vất vả cũng chỉ muốn con cái có cuộc sống tốt hơn. (Ảnh minh họa: VTC News)

Thời ấy, công ăn việc làm còn hạn chế, không có nhiều nghề nghiệp mới và tiềm năng như hiện tại. Bố mẹ chúng ta nếu không có cơ hội trở thành công chức nhà nước thì thường là lao động phổ thông, đồng lương cũng không hề cao.

Cuộc sống vất vả từ nhỏ tôi luyện cho họ bản lĩnh của cả 1 thế hệ. Từ nhỏ, bố mẹ chúng ta đã có thói quen tiết kiệm và kiểm soát tài chính chặt chẽ. Họ đã quen với việc tự nấu cơm ăn tại nhà, không ăn nhà hàng, mua những bộ quần áo giá bình dân, nếu thiếu tiền cùng lắm chỉ vay tạm anh em trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết.

Bố mẹ có thói quen tiết kiệm từ nhỏ. (Ảnh minh họa: Timo)

Nói chung, thế hệ bố mẹ chúng ta lấy tiết kiệm làm đầu, cả đời sống bằng 2 chữ “chắt chiu”, không khi nào lãng phí, không nghĩ cho bản thân mình. Họ sẽ chi tiền vào những việc chính đáng, hiếm khi xa hoa, lãng phí hay hưởng thụ. Mong muốn lớn nhất cuộc đời là có được mái nhà ấm cúng để sinh sống, có phương tiện đi lại đàng hoàng, con cái đều được học hành, nên cơ nghiệp.

Nhìn chung, thói quen chi tiêu và tiết kiệm ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình tài chính của bạn. Dù sinh ra trong thời đại nào, tiết kiệm để phòng thân vẫn là điều đáng lưu tâm.

Tiết kiệm để có tiền phòng thân. (Ảnh minh họa: Phụ Nữ Việt Nam)

Chỉ khi lớn lên, phải đối mặt với tiền bạc, phải tự lo lấy cuộc sống mà không có người thân bên cạnh chúng ta mới hiểu bố mẹ nuôi mình khổ nhường nào.

Mỗi thế hệ đều đối mặt với những khó khăn và áp lực đặc thù của thời đại mình. Nếu như ông bà, bố mẹ ngày xưa phải chịu khó, chịu khổ để thành công thì con trẻ ngày nay cũng phải đối diện với vô vàn áp lực. Thu nhập tăng đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt, giá cả cũng tăng.  Dù ở thế hệ nào thì cũng có người này, người kia. Và người trẻ vẫn đang cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân hơn.


Cùng đọc thêm những tin tức khác TẠI ĐÂY!

Chia sẻ Facebook