Thế giới trông như thế nào qua góc nhìn của động vật?
Một số loài động vật nhìn thấy màu sắc mà con người chỉ có thể tưởng tượng như tia cực tím UV.
Thị giác của con người nhận biết được 3 màu sắc cơ bản bao gồm: đỏ, xanh dương và xanh lục, điều này cho phép chúng ta có thể nhìn thấy hàng triệu màu khác bắt nguồn từ chúng.
Mặc dù, nhiều loài động vật sở hữu đôi mắt có tầm nhìn rộng hơn chúng ta, song thế giới qua góc nhìn của chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Những hình ảnh thể hiện góc nhìn của những loài động vật đối với thế giới
Loài chim có 4 loại tế bào hình nón trong mắt, nhiều hơn con người (3 tế bào hình nón).
Điều này mang lại cho chúng có thể nhìn thấy nhiều màu sắc hơn chúng ta, đặc biệt loài chim có thể quan sát được tia cực tím.
Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng có góc nhìn với thế giới giống nhau, ví như chim hoàng yến được cho là có thể nhìn thấy màu xanh lam, trong khi nhiều loài khác thì không.
Mèo có nhiều tế bào hình que trong mắt hơn con người, cho phép chúng có thể nhìn được trong điều kiện ánh sáng yếu.
Thế giới qua con mắt của mèo trông mờ hơn nhiều so với chúng ta, nhưng bù lại, loài mèo có trường thị giác rộng hơn. Điều này giúp chúng có thể nhìn thấy nhiều thứ hơn con người trong cùng một hướng quan sát.
Cụ thể, con người có thể nhìn 180 độ xung quanh mình, con số này đối với mèo là 200 độ.
Tôm bọ ngựa
Loài tôm bọ ngựa sở hữu một trong những đôi mắt phức tạp nhất mà con người từng biết: chúng có tới 16 tế bào cảm quang và bộ lọc giúp loài động vật này hoàn toàn có thể nhận biết các tia cực tím thành các màu riêng biệt.
Nếu chúng ta quan sát kĩ một con dê, bạn có thể nhận thấy chúng có con ngươi hình chữ nhật.
Điều này cho phép thị giác của loài động vật này có cảm giác chiều sâu tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong đôi mắt của dê sở hữu đồng tử tách đôi, nó có vai trò kiểm soát lượng ánh sáng chúng hấp thụ, giúp cả hai mắt chúng nhìn rõ hơn trong bóng tối, đặc biệt đôi mắt loài dê không bị chói mắt bởi ánh nắng mặt trời vào ban ngày.
Bọ cạp
Bọ cạp thường có 2 mắt ở phía trước, nhưng chúng có thể có tới 5 cặp mắt phụ ở bên cạnh.
Mặc dù có rất nhiều mắt, nhưng thị giác của chúng dường như chỉ có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa bóng tối và ánh sáng, đôi khi chỉ có thể là nhận biết chuyển động.
Tất cả các loài bọ cạp đều có cấu tạo mắt khác nhau, trong số chúng có nhiều loài hoàn toàn không có mắt!
Loài dơi không thực sự bị mù, dù trên thực tế chúng sử dụng tai để tìm thức ăn.
Chúng nhìn trong bóng tối bằng cách dùng thích giác để định vị tiếng vang, nhưng thị giác của dơi vẫn hoạt động hàng ngày để giúp chúng tương tác xã hội.
Giống như các loài động vật khác, nhiều loài dơi hoàn toàn mù màu trong khi những loài khác có thể nhìn thấy một số màu nhất định nhờ protein trong mắt chúng.
Một số trong số chúng thậm chí có thể nhìn thấy màu đỏ, một màu mà nhiều loài động vật không thể nhìn thấy.
Chuột
Chuột chũi không dùng nhiều đến mắt vì chúng sống dưới lòng đất, nhưng loài vật này có thể phát hiện sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối.
Hầu hết chuột chũi có đôi mắt bên ngoài và rất nhỏ, nó có thể cho phép chúng nhìn thấy màu sắc, mắt của loài vật này nhạy cảm với ánh sáng xanh lam và vàng lục, điều này cho thấy chuột chũi không thực sự bị mù màu.
Tuy nhiên, có một ngoại lệ là chuột chũi mù, mắt của chúng được bao phủ bởi một lớp da và dường như không phản ứng với ánh sáng.
Loài thỏ không thể nhìn thấy màu đỏ. Thị giác của chúng có vùng đồng tử giống như con người, nhưng nó không lõm vào trong khiến thị lực của loài vật này bị mờ.
Bên cạnh đó, vì thỏ có mắt ở hai bên đầu nên chúng cũng nhìn được nhiều hướng hơn con người.
Nhiều loài giun, đặc biệt là giun đất, thậm chí không có mắt, nhưng việc chúng có thể "nhìn thấy" hay không lại rất phức tạp.
Thị giác của loài vật này cũng có cơ quan tiếp nhận ánh sáng, cho phép chúng phân biệt giữa bóng tối và ánh sáng.
Điều này giúp nó có thể nhận biết sự khác biệt môi trường ở trên và dưới mặt đất.