Thế giới đẩy lùi vi phạm bản quyền như thế nào?

Chia sẻ Facebook
26/06/2022 15:06:40

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng ứng dụng thành công các giải pháp công nghệ nhằm chống lại các vi phạm về bản quyền.

Tại các diễn đàn lớn do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Liên minh quốc tế các Tổ chức bảo vệ quyền tác giả và quyền nhà soạn nhạc (CISAC) tổ chức đã dành nhiều thời lượng để bàn thảo chuyên sâu về vai trò của công nghệ mới trong việc sáng tạo nội dung, quản lý tác quyền.

Một buổi hòa nhạc, thường các tác phẩm cổ điển đã hết thời hiệu bảo hộ. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Các tòa án internet của Trung Quốc - quốc gia có ngành công nghiệp bản quyền trực tuyến rất lớn (quy mô gần 1.000 tỷ USD) đang tăng cường ứng dụng các giải pháp dựa trên công nghệ blockchain trí tuệ nhân tạo và công nghệ dữ liệu lớn để bảo vệ các tác giả và nhà sáng tạo nội dung.

Ðể đẩy lùi vấn nạn vi phạm bản quyền, Nhật Bản cũng là một quốc gia đề ra nhiều biện pháp công nghệ cứng rắn và hiệu quả. Ðiển hình như, đối với các trang web có người quản lý, khi phát hiện vi phạm sẽ có yêu cầu xóa vi phạm được gửi đến người quản lý. Nếu người quản lý không thực hiện yêu cầu xóa vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự liên đới.

Ngoài ra, nước này cũng đang áp dụng các giải pháp công nghệ quan trọng khác như: Tự động tuần tra bằng vân tay, ngăn chặn triệt để các trang web xâm phạm...

Việt Nam bước đầu có các giải pháp bắt kịp xu hướng chung của thế giới. Ngày 17/2/2022, Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) có hiệu lực tại Việt Nam đánh dấu việc Việt Nam chính thức tham gia sân chơi bảo vệ bản quyền quốc tế, thực thi các cam kết về bảo vệ bản quyền, trong đó có vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số.

Ngoài ra, hệ sinh thái bản quyền âm nhạc MCM ra mắt ngày 22/2/2022 được xây dựng bằng hai công nghệ: bảo vệ bản quyền Sigma DRM và đánh dấu bản quyền Sigma Watermarking cũng được kỳ vọng sẽ góp thêm giải pháp hữu hiệu trong lĩnh vực này. Việc bảo vệ tác quyền âm nhạc bằng công nghệ còn giúp đặt nền móng và là mô hình hiệu quả cho các lĩnh vực nghệ thuật khác học hỏi và làm theo.

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ để giải bài toán bản quyền đã được đặt ra từ lâu, và bước đầu được thực hiện nhưng để công nghệ trở thành giải pháp chủ lực thì còn nhiều trở ngại. Trở ngại từ chính hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng tốt các yêu cầu để có thể ứng dụng những giải pháp công nghệ. Công nghệ blockchain được đánh giá là hiệu quả trong lĩnh vực bản quyền nhưng còn rất mới mẻ tại Việt Nam, chưa được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả.

Ngoài ra, trở ngại về mặt pháp lý cũng khiến nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức, DN lúng túng, chưa thật sự "mặn mà" với các giải pháp công nghệ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp công nghệ.

Cụ thể, tại điểm a, khoản 1, Ðiều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định các biện pháp có thể áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó là: “Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.

Bên cạnh hạ tầng công nghệ, yếu tố con người cũng là trở ngại lớn, khi không phải đơn vị, tổ chức hay DN nào cũng có sẵn nguồn nhân lực có trình độ công nghệ để đón đầu các giải pháp, xu hướng mới. Ðặc biệt là nhân lực có đủ kỹ năng để xây dựng các mô hình ứng dụng cụ thể ở tổ chức, DN mình.

Hơn nữa, bản thân một số cá nhân làm sáng tạo cũng chưa nhận thức đúng vai trò của các giải pháp công nghệ, do đó, chưa có kỹ năng tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình bằng công nghệ. Bởi vậy khi phải đối diện vấn đề này, không ít người gặp khó khăn, lúng túng.

Thực tế đã chỉ ra rằng, ứng dụng các giải pháp công nghệ không chỉ là bài toán của tương lai mà ngay từ bây giờ, cần được tập trung đầu tư nghiên cứu để triển khai càng sớm càng tốt. Không chỉ nâng cấp hạ tầng công nghệ mà còn cần không ngừng cập nhật và nâng cấp các giải pháp công nghệ mới bởi công nghệ thay đổi từng ngày.


(Theo kinhtedothi)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt có thể thu thập dữ liệu theo kiểu ve, nhện, hay cáo?icon0Chuyên gia Việt kiều đưa ra 3 mô hình thu thập dữ liệu theo kiểu ve, nhện, cáo mà doanh nghiệp có thể áp dụng.

Dân địa phương bức xúc khi Bill Gates gom đất icon 0

Người dân tại bang North Dakota không hài lòng khi tỷ phú Bill Gates mua đất nông nghiệp tại địa phương. Nhiều người còn đặt ra thuyết âm mưu liên quan đến chuyện này.

Hướng dẫn ẩn số điện thoại trên Telegram icon 0

Về mặc định, số điện thoại gắn liền với tài khoản người dùng Telegram sẽ hiển thị với tất cả các thành viên trong danh bạ, nhưng có thể được thiết lập ẩn hoàn toàn.

Big Tech Trung Quốc chỉ còn là cái bóng của chính mình

icon 0

Nỗi sợ hãi đã khiến ngành công nghiệp Internet vang danh một thời của Trung Quốc ‘rụt vòi’, khó trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.

Nạn nhân vụ hack Axie Infinity sắp được bồi thườngicon0Sau khoảng 3 tháng khóa giao dịch, cầu nối Ronin Network sắp được mở lại. Đồng thời, người dùng có thể rút tiền từ nền tảng.

Cơ quan nhà nước có thể cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua mạng xã hội

icon 0

Ngoài cổng thông tin điện tử cấp bộ, tỉnh, căn cứ điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước có thể chủ động triển khai các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến khác như qua mạng xã hội hay ứng dụng di động.

Elite và Zebra hợp tác thúc đẩy hành trình số hóa các doanh nghiệp Việt Nam

icon 0

Tập đoàn công nghệ Zebra Technologies vừa công bố công ty cổ phần công nghệ Elite (Elite Technology) đã gia nhập chương trình đối tác của hãng, tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp Việt triển khai hành trình số hóa.

CEO Netflix xác nhận gói cước giá rẻ, chèn quảng cáo

icon 0

Đồng CEO Netflix Ted Sarandos xác nhận kế hoạch ra mắt gói Netflix giá rẻ, có quảng cáo dành cho những khách hàng không muốn trả 9,99 USD/tháng cho gói không quảng cáo.

iOS 16 beta 2 cập nhật những gì? icon 0

iOS 16 beta 2 có không ít chỉnh sửa, hoàn thiện để chuẩn bị cho bản chính thức, bao gồm nâng cấp tính năng lọc SMS và thiết kế màn hình khóa.

CMC Telecom chia sẻ về tương lai Digital Hub của Việt Nam tại diễn đàn VNNIC

icon 0

Ngày 24/06, trong buổi tọa đàm “Viet Nam – The next Asia Digital Hub” trong sự kiện VNNIC Internet Conference 2022, CMC Telecom đã chia sẻ nền tảng hạ tầng số CMC Telecom đã xây dựng sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành Digital Hub của khu vực.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook