Thể chế thị trường tài chính như môn bóng đá, cầu thủ chơi bóng bằng tay, trọng tài thổi lại bị đánh

Chia sẻ Facebook
11/06/2022 00:04:51

'Thể chế tài chính như môn bóng đá, gồm cầu thủ và trọng tài. Bây giờ cầu thủ chơi bóng bằng tay hơi nhiều, trọng tài thổi lại đánh trọng tài', TS Trương Văn Phước chia sẻ, đồng thời kiến nghị 'cần có 113 trong thị trường tài chính'.

Hội thảo quốc gia với chủ đề "Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam" diễn ra tại Đại học Kinh tế TP.HCM, thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học về kinh tế tham gia - Ảnh: B.MAI


Thời gian này thị trường tài chính dậy sóng với hàng loạt vụ bắt giam, như chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt vì thao túng cổ phiếu, hay chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt vì sai phạm phát hành trái phiếu doanh nghiệp.


Cần có 113 trong thị trường tài chính


Chia sẻ góc nhìn tại hội thảo quốc gia "Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam" - lần 2 (do Đại học Kinh tế TP.HCM, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và báo Sài Gòn Giải Phóng Đầu Tư Tài Chính phối hợp tổ chức, vào hôm nay 10-6), TS Trương Văn Phước - n guyên quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - nhận định: T hể chế và luật của chúng ta vẫn còn bất cập và thiếu chất lượng. Nếu không tại sao lại có chuyện phát hành trái phiếu đơn giản như thế, "quy định nào mà thấy các anh múa như thế?".


Theo đó, ông Phước kiến nghị cần tập trung cải thiện thể chế thị trường tài chính, xây dựng luật để x ác lập những "tay chơi" trên thị trường, có trọng tài giám sát chung - nhưng phải có thực quyền.


Lấy kinh nghiệm ra dẫn chứng, ông Phước cho biết bản thân là nguyên quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nhưng khi đó giám sát lại không có địa vị pháp lý, không thể "tay đôi" với thống đốc, hay bộ trưởng Bộ Tài chính, "nên thua".


TS Phước cũng chỉ ra thực trạng về mối quan hệ "BCR" (Bank - Resort - Golf, tức Ngân hàng - Bất động sản - Golf) đang tồn tại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp để "sửa lỗ sân golf". Đ ể trả lại cân bằng, "cần có 113 trong thị trường tài chính".


Cũng liên quan đến việc giám sát thị trường tài chính, TS Dương Quốc Anh - n guyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - cho biết, có sự luân chuyển lòng vòng vốn giữa ngân hàng - công ty chứng khoán - công ty bảo hiểm và doanh nghiệp đứng sau của các "ông chủ".


Hiện phía ngân hàng trung ương chỉ được giám sát ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, còn quyền giám sát công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm... thuộc Bộ Tài chính.


Vướng mắc nằm ở chỗ nhiều khi phía ngân hàng trung ương hoàn thành báo cáo thanh tra ngân hàng thương mại 3 tháng rồi, sau đó mới được phối hợp thanh tra công ty con liên quan. Dẫn đến trường hợp ngân hàng thương mại chuyển tài sản xấu cho công ty chứng khoán liên quan, khi thanh tra xong xuôi thì ngân hàng chuyển ngược tài sản xấu về.


Trước thực trạng trên, TS Dương Quốc Anh đề xuất cần nâng cao địa vị pháp lý của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cũng như ủy ban giám sát của các quốc gia khác đang có. Nếu không thì phải phối hợp rất chặt chẽ giữa ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính trong quản lý.


Tăng lãi suất mạnh chưa chắc giảm lạm phát


Việc nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và rủi ro hệ thống tài chính và rủi ro bộ tứ liên thông (ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm - bất động sản) là chiến lược đối với Việt Nam trong bối cảnh mới về rủi ro tài chính tiền tệ toàn cầu, được TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, đưa ra.

Vậy để kiểm soát lạm phát, tăng lãi suất mạnh có phải là giải pháp phù hợp lúc này?


"Tăng lãi suất sẽ không giải quyết được vấn đề lạm phát, nó sẽ không giúp tạo ra nhiều lương thực hơn", TS Hồ Quốc Tuấn (giảng viên Đại học Bristol, Anh) dẫn câu nói của Joseph Stiglitz trả lời Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế thế giới mới diễn ra.


Theo ông Tuấn, t rong tình trạng hiện tại, việc ngân hàng trung ương ở các nước phát triển phải tăng lãi suất hay thắt chặt tiền tệ là bắt buộc khi họ đã để chính sách tiền tệ quá nới lỏng trong giai đoạn dịch COVID-19 để hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng tăng lãi suất quá mạnh cũng sẽ không giúp ích nhiều cho việc kiểm soát lạm phát trong tình trạng này.


Việc lãi suất tăng mạnh cũng khiến chi phí tài chính đội lên cao, khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng không lời hoặc lỗ, có khả năng phá sản.


TS Trương Văn Phước cũng nhận định l ãi suất thực đang neo ở mức cao, không nên tăng mạnh nữa, bởi "c hưa hẳn tăng lãi suất có thể kéo lạm phát xuống".


Trong trường hợp lạm phát vẫn không giảm, việc tăng lãi suất cao "chỉ giúp ngân hàng trung ương nói với thế giới, nói với bàn dân thiên hạ rằng đó không phải do em".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay qua kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm, trong đó có việc lợi dụng chứng khoán để rửa tiền và đã chuyển cơ quan điều tra một số vụ để xử lý nghiêm.

Chia sẻ Facebook