Thầy Nguyễn Ngọc Ký ra đi: Cả cuộc đời cống hiến khép lại

Chia sẻ Facebook
28/09/2022 11:33:47

Thầy Ký là người thầy đầu tiên viết chữ bằng chân ở Việt Nam. (Ảnh: Thể Thao Văn Hóa/Vietnamnet)

VTC News thông tin, ngày 28/9, gia đình cho biết thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - người thầy đầu tiên viết chữ bằng chân - đã từ trần tại nhà riêng vào 2 giờ sáng cùng ngày, hưởng thọ 76 tuổi. Được biết, thầy đã chiến đấu với bệnh suy thận trong 29 năm qua.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã từ trần, hưởng thọ 76 tuổi. (Ảnh: Thanh Niên/Trang tin điện tử Đảng Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh)


Nhà văn - nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-6-1947 tại Hải Hậu, Nam Định. Suốt cả cuộc đời, thầy đã khiến nhiều người ngưỡng mộ vì nghị lực phi thường, vươn lên hoạt cảnh để đến với lớp học, giảng đường bằng đôi chân cũng như truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò bằng những tác phẩm nổi tiếng, điển hình là Hồi ký "Tôi đi học", Hồi ký "Tôi học đại học", Hồi ký "Tôi đi dạy học", Tâm huyết trao đời…

Thầy là người thắp sáng ước mơ cho biết bao thế hệ học sinh, sinh viên. (Ảnh: Lao Động)


Ngay từ năm học Tiểu học, chúng ta đã biết đến thầy Ký qua câu chuyện " Bàn chân kỳ diệu " trong sách giáo khoa. Thầy Ký bị sốt và liệt cả 2 tay từ năm 4 tuổi. Năm 7 tuổi, cậu bé Ký ngày đó đứng ngoài cửa các lớp học để xem các bạn học và nghe cô giảng bài. Ban đầu, cậu tự rèn luyện viết chữ trên nền đất ở nhà bằng chân, thành công chinh phục cô giáo nhận vào lớp. Thầy từng kể về lúc xin đi học: " Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được ".

Phút thư giãn, tưới hoa bằng miệng của thầy Ký. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)

Thời gian tập viết chữ bằng chân của cậu bé Ký rất khổ cực bởi những cơn chuột rút, rất khó để linh hoạt đôi chân. Tuy nhiên, càng cố gắng, cậu bé bắt đầu viết được chữ O, chữ V..., vẽ được hình bằng thước và com-pa...

Đến năm 1963, thầy Ký được tỉnh Hà Nam (nay là Nam Định) cử đi dự thi học sinh giỏi toán toàn quốc, xuất sắc được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.

Hình ảnh thầy Ký thời trẻ. (Ảnh: Công An Nhân Dân)

Chỉ với đôi chân, thầy Ký đã làm nên nhiều điều kỳ diệu. (Ảnh: Khám Phá)

Năm 1966 đến 1970, thầy Ký học Ngữ văn tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tốt nghiệp xong, thầy trở về quê làm giáo viên. Đến năm 1992, thầy được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú". Hai năm sau, thầy chuyển vào sống tại Gò Vấp, TP.HCM, bắt đầu nhiệm vụ dự giờ giảng bài của giáo viên cấp 2 gồm ghi chép, tổng hợp, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến. Thầy Ký đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết" vào năm 2005.

Người vợ là đôi tay của thầy trong những năm qua. (Ảnh: VTC News/Ngôi Sao)

Khoảng thời gian sau đó, thầy Ký nghỉ hưu và chiến đấu với căn bệnh suy thận. Cứ 3 tuần 1 lần, thầy lại phải chạy thận nhân tạo. Song, dù bệnh tật vẫn không thể cản bước thầy đi giao lưu với các học sinh, sinh viên và vừa tiếp tục sáng tác văn học, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088.

Suốt cả cuộc đời, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học trò. (Ảnh: Tuổi Trẻ Online)

Tấm gương về nghị lực của thầy vẫn sẽ mãi sáng trong lòng thế hệ hệ học sinh Việt. (Ảnh: Công An Nhân Dân)

Hôm nay, đất nước ta đã mất đi một nhà văn, nhà giáo tận tâm và có nghị lực phi thường. Tang lễ của thầy sẽ được tổ chức tại nhà riêng ở phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, TP.HCM từ 8h sáng 28/9. Dù rằng thầy Ký không còn nữa nhưng tấm gương của thầy vẫn sẽ mãi sáng trong lòng thế hệ hệ học sinh Việt.


Đón đọc các tin tức hấp dẫn tại YAN nhé!

Câu chuyện về đôi bàn chân kì diệu của thầy Nguyễn Ngọc Ký trong nhiều năm qua đã làm lay động biết bao trái tim vì nghị lực kiên cường, niềm khát khao được học tập cháy bỏng và không chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Tấm gương của thầy là minh chứng cho việc chỉ cần đam mê và nỗ lực, ắt hẳn sẽ có ngày thành công và được nhiều người công nhận. Thời gian qua, thầy Ký đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Sự ra đi của thầy là một mất mát to lớn của người dân, song cũng là giây phút được giải thoát khỏi bệnh tật.

Xin cảm ơn những cống hiến của thầy Ký cho ngành giáo dục trong những năm qua và mong thầy yên nghỉ.


Xem thêm những bài viết tương tự TẠI ĐÂY

Chia sẻ Facebook