Thấy gì từ đà mua ròng kỷ lục "chưa từng có" của khối ngoại trong tháng 11?
Theo chuyên gia, thị trường giảm về mức định giá hiếm có trong quá khứ (lần gần nhất khoảng hơn 10 năm trước) và điều này kích thích dòng tiền để bắt đáy tích luỹ với các cổ phiếu đầu ngành, vốn hoá lớn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tháng giao dịch tương đối khởi sắc. Sau nửa đầu tháng 11 ghi nhận những rung lắc mạnh, chỉ số VN-Index chạm sát vùng 910 điểm và quay đầu hồi phục, 5 phiên cuối tháng chứng kiến chỉ số chính tăng tốc để về đích tại mức điểm cao nhất tháng nhờ lực cầu bắt đáy được kích hoạt. Nếu so với vùng đáy tháng 911,9 điểm (phiên 15/11) thì chỉ số chính của TTCK Việt Nam đã bật tăng tới gần 137 điểm chỉ trong vòng nửa cuối tháng 11.
Sự phục hồi của thị trường có đóng góp không nhỏ từ dòng vốn ngoại khi họ có tháng mua ròng mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây, tổng giá trị mua ròng trong tháng 11 trên toàn thị trường đạt 16.911 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư ngoại mua ròng 15.906 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh - kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hoạt động của TTCK Việt Nam.
Nhận định về dòng vốn mua ròng mạnh mẽ từ nhà đầu tư ngoại, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán Agriseco chỉ ra một số nguyên nhân.
Thứ nhất, khối ngoại đã đẩy mạnh dòng vốn vào TTCK Việt Nam ở cả kênh chủ động và kênh ETF. Riêng kênh ETF tháng 11 đã hút ròng trên 8.000 tỷ đồng và là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Vị chuyên gia cho rằng dòng vốn từ kênh ETF sẽ còn tăng thêm khi quỹ Fubon đang liên tục giải ngân vào TTCK Việt Nam sau khi được chấp thuận lần huy động vốn bổ sung lần thứ 4 với giá trị khoảng 160 triệu USD.
Trái lại với xu hướng mua ròng của khối ngoại, ông Khoa cho biết nhà đầu tư cá nhân lại có xu hướng bán ròng mạnh. Đây là điều dễ hiểu do hành vi của nhà đầu tư cá nhân thường mua ròng trong lúc thị trường tăng giá và ngược lại.
Theo thống kê của FiinGroup, tháng 11 là tháng đầu tiên nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh sau giai đoạn Covid xảy ra với giá trị bán ròng hơn 13.000 tỷ đồng. Tuy nhiên quy mô bán ròng chỉ khoảng 15% so với quy mô mua ròng trong vùng giá cao. Tỷ trọng này cho thấy áp lực bán ra của các nhà đầu tư cá nhân vẫn còn, xuất phát từ hiện tượng bán giải chấp của ban lãnh đạo và các cổ đông lớn trong thời gian vừa qua.
lực cầu đang tương đối áp đảo và điều này giúp tâm lý nhà đầu tư cá nhân ổn định trở lại sau nhiều tuần liên tiếp thị trường giảm sâu.
Mặc dù rủi ro vĩ mô vẫn còn hiện hữu, ông Khoa quan điểm rằng đà giảm vừa qua của thị trường đã phản ánh phần nào các yếu tố bất định thời gian gần đây. Vì vậy, chuyên gia Agriseco kỳ vọng khối nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia giải ngân trở lại trong nửa cuối tháng 12.
Về chiến lược giao dịch , nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp hồi phục của VN-Index để cơ cấu danh mục, ưu tiên nắm giữ các mã đang được thu hút dòng tiền khối ngoại . Bên cạnh đó có thể tiếp tục nắm giữ và mua vào tại các nhịp điều chỉnh của thị trường đối với các cổ phiếu đầu ngành đã giảm sâu từ vùng đỉnh.
Đồng quan điểm, ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh TP.HCM Chứng khoán DSC nhận định thời gian qua nhà đầu tư khối ngoại rất chủ động giải ngân khi thị trường về vùng giá hấp dẫn và các vấn đề liên quan liên tục được tháo gỡ. Điển hình như đồng Dollar hạ nhiệt, tỷ giá hạ nhiệt là một trong những diễn biến rất đáng ghi nhận. Mặc dù thị trường tiếp tục hồi phục khiến mặt bằng giá lên cao, lực mua có thể giảm đi nhưng tổng quan dòng vốn ngoại vẫn tích cực.
Song song, vị chuyên gia từ DSC cho rằng việc nhà đầu tư cá nhân bán ròng xuất phát từ động thái NĐT nước ngoài mua ròng quyết liệt. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc NĐT cá nhân dè dặt giải ngân đã bỏ lỡ những cơ hội trong nhịp vừa qua.
Nếu như thoả mãn kỳ vọng, nhà đầu tư hoàn toàn có thể chốt lời khi thị trường nhìn chung chưa có diễn biến xấu, dòng tiền vẫn khoẻ và dư địa phục hồi vẫn còn