Thấy gì sau 10 năm "lột xác" ở TPBank?
Năm 2012, TienPhongBank là một trong 9 ngân hàng yếu kém bị bắt buộc tái cơ cấu. Sau 10 năm, TPBank nằm trong top ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất, có nhiều đột phá nhất và ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường.
TPB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong Giá hiện tại 32.2 Thay đổi 0.6 (1.7%) Cập nhật lúc 10:29 Thứ 3, 10/05/2022 Xem hồ sơ doanh nghiệp
Cách đây 10 năm, Ngân hàng Nhà nước công bố 9 ngân hàng yếu kém bị buộc phải tái cơ cấu do thua lỗ nặng, âm cả vốn điều lệ. Các ngân hàng phải lựa chọn phương thức tái cơ cấu thông qua sáp nhập hoặc tìm kiếm nhà đầu tư mới. Tienphongbank, với lỗ luỹ kế trên 1.300 tỷ đồng, được DOJI đổ tiền vào và sở hữu 20% vốn - trở thành cổ đông lớn nhất. Các cổ đông cũ, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài như SBI Holdings cũng tham gia rót vốn. Chỉ ngay trong năm đầu tiên tái cơ cấu, Tienphongbank đã có những biến chuyển rõ rệt.
Đến nay, trong 10 năm sau cuộc tái cơ cấu, cũng tròn 14 năm kể từ khi ra đời, TPBank đã thay đổi hoàn toàn ngoạn mục, nằm trong nhóm các ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên vốn và tài sản cao nhất thị trường, chất lượng tài sản cũng thuộc nhóm tốt nhất. Đặc biệt là công cuộc chuyển đổi số, với những đột phá tiên phong, TPBank nhiều năm liền được ghi nhận là ngân hàng số tốt nhất tại Việt Nam, và ấn tượng đến mức khi nhắc tới chuyển đổi số, số hoá ngành ngân hàng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới TPBank.
Theo số liệu mới nhất, số lượng người dùng kênh ngân hàng số của TPBank chiếm đến 50% lượng khách hàng đang có, với 78 triệu lượt giao dịch qua kênh số của nhà băng này năm vừa qua. Tỷ trọng giao dịch qua kênh ngân hàng số chiếm đến 99%; 90% công việc và vận hành không sử dụng giấy tờ và 80% ứng dụng công nghệ tại TPBank sử dụng AI, máy học, tự động hóa...Ngoài ra, TPBank là ngân hàng duy nhất có thể xử lý tới 30% các cuộc gọi của tổng đài dịch vụ khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo ở thời điểm hiện tại.
Dưới đây là những con số biết nói về hành trình 10 năm lột xác ở TPBank.
Theo Nhịp sống kinh tế