Thành viên Tứ đại nọc độc tấn công con mồi to lớn: Kết quả ra sao?
Một cuộc chiến sinh tử giữa hai loài rắn phổ biến ở Ấn Độ.
Một con rắn bạch tạng đã tấn công một con rắn to khác. Những cá thể bạch tạng thường bị xem là yếu hơn các loài rắn bình thường khác, cũng như có khả năng sinh tồn không cao do vẻ bề ngoài quá nổi bật.
Thế nhưng con rắn bạch tạng dưới đây lại cho thấy sức mạnh áp đảo của mình khi dễ dàng hạ gục con rắn ráo trâu (danh pháp hai phần: Ptyas mucosa ) to lớn. Kết quả là con rắn chuột đã trở thành bữa ăn cho kẻ săn mồi.
Xem video:
Rắn bạch tạng nuốt chửng con mồi lớn
Con rắn bạch tạng trong đoạn video trên chính là một con rắn cạp nia thông thường (danh pháp khoa học: Bungarus caeruleus ), là một loài rắn độc nguy hiểm và là một trong 4 thành viên của nhóm rắn Tứ đại nọc độc.
Tỷ lệ tử vong khi bị loài rắn này cắn lên đến 80% chỉ sau 4 đến 5 tiếng bị cắn. Vì hoạt động về đêm nên loài rắn này rất dễ bị con người vô tình giẫm đạp lên. Thực tế, hầu như đa số các ca rắn cạp nia cắn đều xảy ra vào ban đêm (chiếm 18% tổng số ca rắn độc cắn tử vong ở Ấn Độ).
Sầu riêng nhưng lại không có gai: Kết quả sau 12 năm nỗ lực của các nhà khoa học Indonesia