Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an phải giải trình khi sử dụng quyền phủ quyết
Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an phải giải trình khi sử dụng quyền phủ quyết 27/04/2022 14:23 GMT+7
Được đề xuất lần đầu tiên cách đây hơn 2 năm, nghị quyết cho phép Đại hội đồng LHQ triệu tập một cuộc họp chính thức trong vòng 10 ngày sau khi có thành viên thường trực Hội đồng Bảo an sử dụng quyền phủ quyết. Mục đích của cuộc họp là để thảo luận về vấn đề bị phủ quyết, Hãng tin AFP đưa tin.
Nghị quyết do Liechtenstein đề xuất đã được gần 100 nước ủng hộ và bảo trợ, trong đó có Mỹ, Anh và Pháp, trước khi được đưa ra lấy ý kiến trước Đại hội đồng.
Nga và Trung Quốc đều không ủng hộ hay bảo trợ nghị quyết này. AFP dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên của một trong hai nước này cho biết nghị quyết nói trên sẽ "gây chia rẽ" LHQ hơn nữa.
Dù không thay đổi được quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp, song nghị quyết nói trên được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch của Hội đồng Bảo an và buộc các thành viên thường trực phải suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng quyền này.
Ngày 19-4, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield từng cho biết việc thông qua nghị quyết do Liechtenstein đề xuất "sẽ là một bước quan trọng về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và trách nhiệm của tất cả" thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Kể từ năm 1946 đến nay, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết 143 lần, Mỹ 86 lần, Anh 30 lần, Trung Quốc và Pháp mỗi nước 18 lần.
Theo Hãng tin Reuters, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp để cấm thương mại và đầu tư giữa các cá nhân người Mỹ và hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine vừa được Nga công nhận hôm 21-2.