Thanh niên lập thân bằng cách nào?
Vì vậy, quan trọng nhất là làm gì, học gì thì thanh niên cũng cần phải có một ý chí, nghị lực, hoài bão, thói quen lành mạnh và cầu thị tiến lên. Đi làm công nhân có thể ban đầu làm việc đơn giản nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Cần phải học bất cứ cái gì có thể học.
Đi học đại học mà không tạo ra sự chuyển biến về kĩ năng nghề, kiến thức nền tảng, tư duy, thói quen sinh hoạt… để hơn hẳn khi không học đại học thì coi như… vứt đi.
Tốn tiền của cha mẹ, tốn thời gian và hỏng… người!
Đi học cao đẳng, trung cấp cũng thế.
Tuy nhiên, học xong phổ thông mà đi làm công nhân kiếm tiền luôn cũng không phải là ngon.
Nếu không có ý chí, chiến lược lâu dài cho cuộc đời để luôn cầu học, ham học, tiến lên thì số tiền 10-12 triệu/tháng kia cũng sẽ không duy trì được lâu dài.
Nền sản xuất lớn, đặc biệt là sản xuất sản phẩm thô và gia công có một cái khắc nghiệt là chỉ thích người trẻ, khỏe. Ngoài 35 tuổi là nó không khoái lắm.
Ở Nhật cứ cuối năm là hàng dài đoàn người hò hét phản đối “Tsukai suteru” (dùng xong thì ném). Nghĩa là các công ty cho hàng loạt người lao động ra đường khi họ kém giá trị sử dụng hoặc hết… hạn.
Thân phận lao động thời vụ hay lao động dây chuyền rất mong manh cho dù luật lương tối thiểu, luật công đoàn, luật dân sự… đã có bảo vệ họ.
Muốn đuổi việc người lao động, một người thông minh như ông chủ sẽ nghĩ ra đủ cách!
Cái nguy hiểm nhất, cái buồn nhất ở thanh niên bây giờ là nằm ở chỗ đó.
Hạn chế lớn nhất của giáo dục gia đình và giáo dục phổ thông là không tạo ra cho thanh niên có được cái “phần mềm” có tính cơ bản và linh động đó.
Sống vật vờ, không có ý chí, không có hoài bão, không suy nghĩ sâu sắc và có tâm lý hưởng thụ hoặc nghĩ rất ngắn hạn.
Tất nhiên, thanh niên nào không như thế thì nằm ngoài phạm vi bài này.
Lối suy nghĩ thương con là cho con ăn ngon nhất, mặc đẹp nhất, dẹp bỏ tất cả chướng ngại trước mặt con, lo lắng cho con mọi thứ từ ăn, học, việc, nhà cửa, vợ… của cha mẹ đã làm hỏng đi ý chí tự lập và nghị lực vượt khó của nhiều thanh niên.
Và đương nhiên, đất nước làm sao mạnh được khi từng cá nhân ốm yếu?
Tôi sợ bầu không khí vật vờ, mệt mỏi, lờ đờ trên những khuôn mặt trẻ dù ở bất cứ đâu: nhà trường, nhà máy, ngoài phố…
Nguyễn Quốc Vương
Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây
Xem thêm cùng tác giả, dịch giả :
Giáo dục con người không phải là nuôi cho lớn, làm cho thi đỗ
Mời xem video :