Thần đồng miền Tây: "Ông cụ non" thích chơi với người lớn

Chia sẻ Facebook
11/12/2022 23:19:38

Dù có trí thông minh xuất chúng từ bé nhưng để trở thành 'thần đồng' như hiện tại, cậu bé và cả gia đình đã phải nỗ lực rèn luyện rất nhiều.


Sau khi tham gia chương trình Nhanh Như Chớp Nhí , cậu bé Lữ Hoài Thương (sinh năm 2014, ở Đồng Tháp) đã gây ấn tượng khi xuất sắc hoàn thành 10 câu hỏi từ ban tổ chức với khả năng tính toán siêu đỉnh. Nghe qua "profile" của cậu bé ắt sẽ khiến nhiều người trầm trồ vì bộc lộ tố chất thần đồng từ nhỏ, học vượt từ khi mới lên lớp 1.

Cậu bé Hoài Thương gây ấn tượng khi tham gia Nhanh Như Chớp Nhí. (Ảnh: Thanh Niên/Nhanh Như Chớp Nhí)

Thanh Niên viết, Hoài Thương có thể thỏa sức học tập và thể hiện khả năng "out trình" của bản thân như vậy một phần lớn nhờ sự đồng hành của bố mẹ. Ngày học mẫu giáo, thấy con bị cô trả về do cả ngày nhờ cô đọc chữ, giải thích đủ thứ trên đời, mẹ em là chị Nguyễn Thị Thu Ca (44 tuổi) đã nghỉ việc ở nhà để chăm sóc và tìm phương pháp giáo dục phù hợp để dạy con trai học.

Gia đình luôn ở bên đồng hành cùng Thương học tập và rèn luyện. (Ảnh: Thanh Niên)

Từ đó, người mẹ phát hiện ra sức học vượt trội của con với các môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh... Khi đi học lớp 1, "thần đồng miền Tây" cũng được học vượt 2 lớp, lên thẳng lớp 3 vì cái gì cũng biết.

Không những thế, khi lên 3 tuổi, Thương còn bộc lộ năng khiếu âm nhạc nên được bố mẹ cho đi học đàn piano. Chỉ trong gần 1 năm, cậu bé đã sử dụng piano thuần thục, chơi được những bản hòa tấu phức tạp. Hoài Thương sau đó còn được thạc sĩ âm nhạc có tiếng nhận làm học trò dạy chơi đàn tranh và nhanh chóng đạt được kỹ thuật tốt, vượt xa với tuổi.

Hoài Thương bộ lộ năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. (Ảnh: Thanh Niên)

Nhanh chóng học hỏi và tiếp thu kỹ năng chơi đàn tranh vượt bậc. (Ảnh: Thanh Niên)

Dù con giỏi giang nhưng bố mẹ của Thương không tạo áp lực hay luyện con thành thiên tài mà chỉ hỗ trợ hết sức để em phát huy đúng khả năng, sở trường. Mỗi ngày, vợ chồng chị Ca đều cân đối thời gian học và vui chơi phù hợp cho con.

Khi tan trường, bố em là anh Phong đến đón về ăn ăn uống, nghỉ ngơi, đọc truyện tranh. Sau đó cậu bé giải toán nâng cao, luyện siêu trí tuệ, luyện đàn và cũng không quên các môn thể thao như đá bóng, đạp xe để nâng cao thể chất.

2 bố con đưa đón nhau đi học trên chiếc xe đạp tự chế. (Ảnh: Thanh Niên)

Cậu bé được cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi, vui chơi. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Được biết, dù tuổi còn nhỏ nhưng Thương lại như một "ông cụ non" chỉ thích chơi với những người lớn hơn tuổi. Ở trường, em "hợp cạ" với các anh chị, còn ở nhà thì loanh quanh với ông bà, bố mẹ hay cô chú hàng xóm.


Nói về sở thích này của con, anh Phong bộc bạch: " Con chơi với người lớn lúc nào cũng thích. Tôi nghĩ có lẽ là người lớn có thể giải đáp những tò mò, thắc mắc và câu hỏi mỗi khi con đặt ra ”.

Cậu bé rất thích chơi cùng người lớn, đặc biệt là ông bà, bố mẹ. (Ảnh: Thanh Niên)

Bên cạnh đó, Hoài Thương từ lúc lên 3 đã theo bố mẹ ăn chay trường. Do đó, gia đình cũng khá vất vả để cân đối dinh dưỡng cho con vì thể trạng của cậu bé nhỏ nhắn nhưng lại hoạt động trí não và thể chất khá nhiều.

Thương rất thích đọc sách, truyện bằng tiếng Anh. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Trước đó vài ngày, thông tin về cậu bé "thần đồng miền Tây" đã gây bão mạng vì năm 6 tuổi đã có sức học tầm lớp 3, 4, thậm chí còn "vượt mặt" cả các anh chị lớn hơn. Sau khi nhà trường thành lập hội đồng khảo sát theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như hoàn thành hồ sơ đánh giá, em được chấp thuận từ lớp 1 vượt cấp lên thẳng lớp 3.

Thầy cô giáo đánh giá cao năng lực của Thương và luôn giúp đỡ cậu bé rất nhiều trong học tập. (Ảnh: Lao Động)

Hiện tại, khi đã 8 tuổi, Thương cũng hiểu hết chương trình lớp 5, sẵn sàng hỗ trợ các anh chị hơn tuổi học cùng lớp. Do đó, không mấy khó hiểu khi em đạt được hàng loạt thành tích nổi bật như các giải vàng Toán cấp tỉnh, quốc tế, giải nhất các cuộc thi tiếng Anh, tiếng Việt hay giải hùng biện...

Mới 8 tuổi nhưng Hoài Thương đã đạt được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi. (Ảnh: Lao Động)


Khi nhiều người cho rằng việc học và rèn luyện quá nhiều sẽ gây áp lực lên cậu bé chưa học hết cấp 1 thì đối với Thương, học tập chính là đam mê. “ Sau khi được học vượt lớp, con rất vui và ngày nào cũng háo hức đến trường. Hiện kiến thức lớp 5 con cũng hiểu hết nên giờ chỉ cần học thêm cách trình bày và tóm tắt ", báo Lao Động dẫn lời Thương.

Học tập là đam mê của cậu bé. (Ảnh: Nhanh Như Chớp Nhí)

Và dù học tập nhiều nhưng Thương luôn có bố mẹ bên cạnh để điều chỉnh giờ giấc, chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Mỗi khi có mục tiêu em đặt ra quá cao so với lứa tuổi nên đôi khi ham làm quên giờ giấc, gia đình sẽ nhắc nhở Thương để tránh ảnh hưởng sức khỏe, đồng thời cố gắng để hỗ trợ đam mê của con em.

Với tài năng và ý chí nỗ lực cao như vậy, mong rằng cậu bé sẽ thành công trong tương lai.


Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN !

Thế giới rộng lớn xung quanh ta vốn có vô vàn những điều kì lạ, trong đó có những cô cậu bé được mệnh danh "thần đồng". Với những ai được gọi với danh xưng này, cái người khác thấy là tài năng xuất sắc nhưng thực tế, họ cũng vẫn phải bỏ công sức ra học tập, nghiên cứu bởi kiến thức không tự nhiên có thể dung nạp.

Như cậu bé Hoài Thương trong câu chuyện, để đạt được thành tích đáng nể, học vượt lớp, cậu bé đã dành thời gian để học mỗi ngày, luôn chăm chỉ mày mò đặt câu hỏi cho người lớn. Vậy nên, không có thành công nào là ngẫu nhiên, nó đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu.


Xem thêm những bài viết tương tự TẠI ĐÂY

Chia sẻ Facebook