Thận có 4 nỗi sợ mà nhiều người vẫn vô tư làm, để thận khỏe thì ăn ít đi 1 món, làm 2 việc thường xuyên
Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể con người, được ví như "máy lọc nước" giúp lọc sạch các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể và giữ lại những chất có lợi cho sức khỏe của cơ thể. Một khi thận bị tổn thương, các chất cặn bã trong cơ thể sẽ không thể đào thải ra ngoài.
Thận có chức năng bài tiết, chuyển hóa và là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Nó có thể loại bỏ các chất chuyển hóa và một số chất thải và chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời giữ lại nước và các chất hữu ích khác. Chính vì những chức năng này của thận mà nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của môi trường bên trong và cũng cho phép quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
Có một quả thận khỏe mạnh đồng nghĩa với sức sống tươi trẻ, những vấn đề về thận sẽ dẫn đến bệnh tật và gây lão hóa dần dần. Ngày nay tỷ lệ mắc bệnh của thận ngày càng cao, trong đó có không ít nhân viên văn phòng với tuổi đời còn rất trẻ. Trong công việc và cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều thói quen có thể gây hại cho thận, 4 thói quen này chính là kẻ thù không đội trời chung của thận, vì sức khỏe của chính bản thân chúng ta, cần nhận biết và hãy thay đổi càng sớm càng tốt.
4 nỗi sợ của thận, xin hãy tránh xa
1. Sợ thức khuya
Thức khuya được cho là một trong những hành vi gây hại cho thận và các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thời gian ngủ ngắn có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính (CKD) cao hơn. Tóm lại, ngủ quá ít (ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.
2. Sợ phải nhịn tiểu
Bàng quang là cơ quan chứa và bài tiết nước tiểu, có tính đàn hồi, co bóp được nhưng sức chứa của bàng quang cũng có hạn.
Khi nước tiểu trong bàng quang đạt đến giới hạn dung tích trên, lượng nước tiểu dư thừa sẽ lưu lại trong niệu quản ngược dòng và thậm chí ngược lên thận, có thể gây thận ứ nước và suy giảm chức năng thận.
3. Sợ lạm dụng thuốc
Thận là cơ quan quan trọng để cơ thể chuyển hóa và bài tiết các loại thuốc, lạm dụng thuốc rất dễ dẫn đến tổn thương thận. Trong đó rất nhiều loại thuốc gây độc cho thận phổ biến như cisplatin, sulfonamid, cephalosporin, cyclosporin, vancomycin, amphotericin B, thuốc cản quang i-ốt, rifampin… cũng có thể làm hỏng thận nếu chúng ta không sử dụng thận trọng dưới sự tư vấn của bác sĩ.
4. Sợ chế độ ăn nhiều muối
Thành phần chính của muối là natri clorua, khoảng 95% được chuyển hóa qua thận và đào thải ra ngoài cơ thể, nếu nạp quá nhiều natri sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể, khó đào thải nước ra ngoài cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài dễ gây ra huyết áp cao, huyết áp cao có thể dẫn đến bệnh thận.
Muốn thận khỏe: ăn ít 1 món, thường xuyên làm 2 việc
Những bệnh nhân đã mắc bệnh thận phải hợp tác với bác sĩ để điều trị tích cực. Ngoài các phương pháp y tế, các biện pháp can thiệp vào lối sống cũng rất quan trọng.
1. Ăn ít thức ăn giàu protein
Protein là cơ sở vật chất của sự sống và là thành phần quan trọng của tất cả các tế bào và mô của cơ thể con người, có thể nói không có sự sống mà không có protein. Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị lượng protein tiêu thụ hàng ngày đối với người lớn khỏe mạnh là 0,8-1,0g/ kg trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn. Ví dụ, một người có trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn là 60 kg cần tiêu thụ 48-60 g protein mỗi ngày.
Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh thận nên thực hiện chế độ ăn nhiều đạm, ít đạm, đặc biệt đối với bệnh nhân suy thận cần kiểm soát chặt chẽ lượng đạm nạp vào cơ thể hàng ngày. Các chất thải sinh ra do quá trình chuyển hóa protein cần phải được đào thải ra khỏi thận, chức năng thận của bệnh nhân bị bệnh thận suy giảm, mức lọc cầu thận giảm, khả năng bài tiết chất thải của thận cũng giảm đi rất nhiều.
2. Siêng làm 2 việc, thận sẽ ngày càng tốt
Uống nước
Đối với những người bị suy giảm chức năng thận, uống quá nhiều hoặc quá ít nước sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thận, uống quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, còn uống quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải độc của thận. Vì vậy, những người như vậy nên uống nước điều độ, lượng nước uống vào phải là tiêu chuẩn tham khảo là thêm 500 ml vào lượng nước tiểu của ngày hôm trước.
Cách uống nước đúng là chủ động, lượng ít, nhiều lần, không đợi khát mới uống nước, không nên uống quá nhiều một lúc, 50-100 ml là đủ.
Tập thể dục
Tập thể dục thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga… vừa có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, vừa có tác dụng bổ thận tráng dương.
Một nghiên cứu trên gần 200.000 người được các học giả ở Trung Quốc, Đài Loan, 3 nơi theo dõi trong 4 năm cho thấy những người thường xuyên tham gia tập thể dục có chức năng thận suy giảm ít hơn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Nguồn: Sohu, Pinterest