“Tham sống sợ chết” là điều cổ nhân xem thường

Chia sẻ Facebook
11/08/2022 12:49:16

Sợ chết là tâm bình thường của mỗi người, nhưng ở vào hoàn cảnh sinh tử mà bán đứng lương tri, “tham sống sợ chết”, thì người xưa xem đó là kẻ thấp hèn, tầm thường. Những người “tham sống sợ chết” thì khó giữ vững được đạo nghĩa, tín ngưỡng, càng không thể thành tựu được việc lớn.

(Tranh: Thị Tần Tiệt Đồ, qua Vision Times tiếng Trung)


Trong hồi thứ 24 của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” viết: “Tham sinh phạ tử chi đồ, bất túc dĩ luận kì sự” , nghĩa là những kẻ tham sống sợ chết thì không đáng để đàm luận việc. Người xưa trong khi làm việc nghĩa thì thường thốt ra câu: “Ta há phải là hạng người tham sống sợ chết!”. Có thể thấy trong văn hóa truyền thống, “tham sống sợ chết” được coi là tâm rất không tốt của người phàm.

Sinh mệnh người thực sự rất trân quý, nhưng vì bảo toàn sinh mệnh của bản thân mà bán rẻ lương tâm, bán đứng đạo nghĩa thì chính là hành vi mà người quân tử xưa nay rất khinh thường. Trái lại, người luôn tuân thủ nghiêm ngặt đạo nghĩa, lương tri và tín ngưỡng trong tâm, không màng sống chết, là một nhân cách cao thượng. Những trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử đều là những người mang trong lòng chính khí, chính trực, có ý chí kiên cường, tuyệt không sợ chết.

Sau khi Hán Cao Tổ bình định thiên hạ, Điền Hoành, vua chư hầu thời Hán Sở, vì bảo toàn tính mạng cho 500 tráng sĩ đi theo mình, liền dẫn hai thuộc hạ rời đi, đến kinh thành gặp Hán Cao Tổ. Khi Điền Hoành tới cách kinh thành khoảng 30 dặm liền tự vẫn chết, để lại di ngôn cho hai thuộc hạ mang đầu của mình đến gặp Hán Cao Tổ. Hai thuộc hạ này sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền tự vẫn. 500 tráng sĩ của Điền Hoành khi biết tin, thà rằng lựa chọn nhảy xuống biển tự sát, chứ không nguyện ý đầu hàng. Câu chuyện bất khuất về họ được lưu lại hàng nghìn năm trong Sử Ký của Tư Mã Thiên.


Nhạc Phi thời Tống, “tinh trung báo quốc” , đối mặt với vu oan giá họa của gian thần vẫn khẳng khái tận trung. Quan Vũ là trung thần chí nghĩa, mặc dù đối mặt với đe dọa, dẫn dụ về lợi ích, sắc đẹp mà tâm vẫn vững chắc như sắt đá, không phản bội lại chủ.


Văn Thiên Trường từng viết trong “Quá linh đinh dương” câu nói thiên cổ: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” , người đời từ xưa đến nay có ai mà không chết, chỉ muốn lưu giữ lại tấm lòng để lại cho đời sau. Hốt Tất Liệt từng dụ dỗ Văn Thiên Tường bằng chức Thừa tướng, nhưng Văn Thiên Tường đã khẳng khái nói: “Ta thà chết chứ không có ý nghĩ nào khác”, ông xem cái chết như không, bảo toàn khí tiết trung thành với dân tộc.


Trung thần Vu Khiêm thời nhà Minh hùng hồn viết trong “Thạch khôi ngâm” : “Phấn cốt toái thân toàn bất phạ, yếu lưu thanh bạch tại nhân gian”, cho dù ta thịt nát xương tan thì cũng không một chút sợ, cho dù sinh mạng có gặp nguy hiểm ta cũng muốn lưu giữ sự thanh sạch ở chốn nhân gian này.


Những chính nhân quân tử có khí tiết cao thượng đều có thể thản nhiên đối đãi với phúc họa sinh tử. Lúc đối mặt với khảo nghiệm sống chết họ đều sẵn sàng chọn đạo nghĩa mà không chùn bước, vì đạo nghĩa mà xả thân, không một chút sợ hãi. Với những trung thần nghĩa sĩ, những chính nhân quân tử, thì đạo nghĩa còn cao hơn cả mạng sống của chính họ.


Cổ nhân coi trọng và tôn sùng thái độ làm người “xả sinh nhi thủ nghĩa” , xả bỏ sinh mạng mà thủ giữ đạo nghĩa. Mạnh Tử từng nói: “Chết là điều mà ta chán ghét, nhưng ta còn chán ghét trốn tránh tai họa hơn cả chết” . Chết dĩ nhiên là điều khiến một người bình thường cảm thấy sợ hãi, nhưng vứt bỏ lễ nghĩa, làm kẻ phản bội, “tham sống sợ chết”, lại khiến cho người ta phải bị nhục nhã và lưu lại tiếng xấu muôn đời. Trong lịch sử phương Đông hay phương Tây, những người phản bội tín ngưỡng, quốc gia hay dân tộc, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng vẫn bị người đời lấy làm tấm gương phản diện răn dạy con cháu.


Trong lịch sử cũng có những tín đồ thủ vững tín ngưỡng của mình mặc cho việc có thể bị bức hại đến chết. Họ thà xả bỏ sinh mạng chứ nhất định không chịu khuất phục trước tà ác. Cũng có những người có ảnh hưởng trong xã hội vì chính nghĩa mà không sợ bức hại, dám nói lên tiếng nói lương tri của mình để thức tỉnh mọi người. Những người như vậy không chỉ được sự tán thưởng của người và Trời, mà những công tích của họ để lại sẽ được truyền tụng vĩnh hằng.


Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook