Thảm họa hạt nhân Fukushima: Nhật Bản sắp xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý - BBC News Tiếng Việt

Chia sẻ Facebook
24/08/2023 20:26:13

Trung Quốc là nước láng giềng lên tiếng chỉ trích động thái này mạnh mẽ nhất, cáo buộc Nhật Bản coi đại dương là "cống rãnh riêng" của mình.

Thảm họa hạt nhân Fukushima: Nhật Bản xả nước đã qua xử lý trong vòng 24 giờ

Nguồn hình ảnh, EPAChụp lại hình ảnh, Người biểu tình bên ngoài dinh Thủ tướng Nhật Bản vào hôm 22/8, kêu gọi chính phủ hủy bỏ kế hoạch xả nước

Tác giả, Kelly Ng Vai trò, BBC News 23 tháng 8 2023


Nhật Bản sẽ bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương vào thứ Năm 24/8, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng.

Quyết định này được đưa ra vài tuần sau khi cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc chấp thuận kế hoạch.

Khoảng 1,34 triệu tấn nước - đủ để lấp đầy 500 hồ bơi cỡ chuẩn Olympic - đã tích tụ kể từ trận sóng thần năm 2011 phá hủy nhà máy này.

Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

10 năm Fukushima: thảm họa hạt nhân làm chấn động thế giới

Nước thải sẽ được xả ra biển trong hơn 30 năm sau khi được lọc và làm loãng.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 22/8 cho biết sau cuộc họp Nội các rằng các nhà chức trách sẽ yêu cầu bên điều hành nhà máy "chuẩn bị kịp thời" để việc xả thải bắt đầu vào ngày 24/8 nếu điều kiện biển và thời tiết phù hợp.

Ông Kishida đã đến thăm nhà máy vào ngày 20/8, làm dấy lên suy đoán rằng việc xả nước sắp xảy ra.

Chính phủ cho biết việc này là một bước cần thiết trong quá trình ngừng các hoạt động kéo dài và tốn kém của nhà máy nằm trên bờ biển phía đông, cách thủ đô Tokyo khoảng 220km về phía đông bắc.

Nhật Bản đã thu thập và lưu trữ nước bị ô nhiễm trong các bể chứa lớn trong hơn một thập kỷ, nhưng không còn chỗ để chứa.

<strong class="bbc-1l7spgt edwq9ck1">Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem</strong>Play video, "Fukushima: Vì sao Nhật Bản muốn xả nước chứa phóng xạ xuống biển?", Thời lượng 2,2202:22

Chụp lại video,

Fukushima: Vì sao Nhật Bản muốn xả nước chứa phóng xạ xuống biển?

Năm 2011, một trận sóng thần do trận động đất mạnh 9,0 độ richter gây ra đã làm ngập ba lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Sự kiện này được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ vụ Chernobyl.

Ngay sau đó, các nhà chức trách đã thiết lập một khu vực ngăn chặn, khu vực này tiếp tục được mở rộng khi phóng xạ rò rỉ từ nhà máy, buộc hơn 150.000 người phải sơ tán khỏi khu vực.

Kế hoạch xả nước từ nhà máy đã gây báo động trên khắp châu Á và Thái Bình Dương kể từ khi nó được chính phủ Nhật Bản phê duyệt vào hai năm trước.

Kế hoạch này đã được cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc ký thông qua vào tháng 7 cùng với kết luận từ các nhà chức trách rằng tác động đối với con người và môi trường sẽ không đáng kể.

Tuy nhiên, nhiều người dân, kể cả ngư dân trong vùng, lo ngại việc xả nước dù đã qua xử lý sẽ ảnh hưởng đến kế sinh nhai của họ.

Một đám đông phản đối ở Tokyo hôm 22/8 cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài dinh thự chính thức của thủ tướng, kêu gọi chính phủ ngừng việc xả nước nhiễm phóng xạ.

bbc

Các nhà điều hành nhà máy Tepco đã lọc nước để loại bỏ hơn 60 chất phóng xạ nhưng nước sẽ không hoàn toàn bị khử hết các chất phóng xạ vì nó vẫn chứa tritium và carbon-14, đồng vị phóng xạ của hydro và carbon không thể dễ dàng loại bỏ khỏi nước.

Nhưng các chuyên gia cho biết chúng không phải là mối nguy hiểm trừ khi tiêu thụ với số lượng lớn, vì chúng phát ra lượng phóng xạ rất thấp.

"Miễn là việc xả thải được thực hiện theo kế hoạch, lượng bức xạ đối với con người sẽ cực kỳ nhỏ - ít hơn hàng nghìn lần so với con số mà tất cả chúng ta nhận được từ bức xạ tự nhiên hàng năm," theo Giáo sư Jim Smith, giảng viên khoa học môi trường tại Đại học Portsmouth.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng nước bị ô nhiễm đang được xả vào một vùng nước khổng lồ là Thái Bình Dương.

Giáo sư Gerry Thomas, người giảng dạy bệnh học phân tử tại Đại học Hoàng gia London, nói: “Mọi thứ được giải phóng từ nhà máy sẽ bị pha loãng một cách ồ ạt."

<strong class="bbc-1l7spgt edwq9ck1">Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem</strong>Play video, "Nhật Bản: Nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima có an toàn?", Thời lượng 3,3903:39

Chụp lại video,

Nhật Bản: Nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima có an toàn?

Tokyo trước đó cho biết nước sẽ xả ra Thái Bình Dương đã được pha lẫn với nước biển có hàm lượng triti và carbon-14 đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.

Các nhà máy hạt nhân trên khắp thế giới thường xuyên thải ra nước thải có hàm lượng tritium cao hơn nước đã được xử lý từ Fukushima.

Nhưng kế hoạch này đã gây ồn ào ở các nước láng giềng, trong đó Trung Quốc là nước phản đối mạnh mẽ nhất. Họ cáo buộc Nhật Bản coi đại dương như “cống rãnh riêng” của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 22/8 lặp lại sự phản đối của Bắc Kinh, nói thêm rằng họ sẽ thực hiện “các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường biển, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng”.

Ông Uông nói rằng Nhật Bản đang "đặt lợi ích của bản thân lên trên sức khỏe lâu dài của toàn nhân loại" qua việc xả nước thải.

Hong Kong cho biết sẽ “kích hoạt ngay lập tức” các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với một số thực phẩm từ Nhật Bản.

Cả Hàn Quốc lẫn Trung Quốc đều đã cấm nhập khẩu cá từ khu vực xung quanh Fukushima.

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đã tán thành kế hoạch này và cáo buộc những người biểu tình đã gây hoang mang, hoảng sợ.

BBC

Chia sẻ Facebook