Thả một que diêm đang bốc cháy vào bồn cầu: Công dụng tuyệt vời nhà nào cũng cần
Thả một que diêm đang bốc cháy vào bồn cầu: Công dụng tuyệt vời nhà nào cũng cần
Bồn cầu, cống rãnh lâu ngày không được vệ sinh sẽ gây ra mùi hôi. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhà vệ sinh bốc mùi. Vấn đề mùi hôi nhà vệ sinh tưởng phức tạp nhưng lại được giải quyết nhanh chóng theo cách không ai ngờ tới đó là que diêm. Đặc biệt, với những gia đình có nhà vệ sinh không thông thoáng, không khí lưu thông với bên ngoài khó khăn hãy thử những cách tẩy bồn cầu dưới đây để xem hiệu quả mà nó mang lại.
1. Khử mùi hôi bồn cầu bằng que diêm
Sở dĩ chúng ta có thể dùng que diêm vì quá trình đi vệ sinh sẽ tạo ra khí methyl mercaptan. Khí này mang đến cảm giác khó chịu, làm bẩn không khí và lưu lại mùi hôi kéo dài. Trong khi đó que diêm lại có chứa lưu huỳnh. Khi đốt cháy que diêm sẽ tạo ra khí sulfur dioxide nó sẽ át mùi methyl mercaptan ngay lập tức.
Vì thế, sau khi đi vệ sinh, đốt cháy một que diêm bạn sẽ khử được mùi hôi ngay lập tức. Tuy nhiên, nên cẩn thận với các lỗ cống, không nên vứt que diêm còn cháy dở xuống cống nước vì dưới các cống rãnh có thể tồn tại khí mê tan. Gặp lửa khí này có thể bốc cháy. khi sử dụng.
2. Khử mùi hôi bồn cầu bằng đá lạnh
Nhiều người cho rằng cách làm này rất phi lý, vì khi đổ lượng lớn đá lạnh xuống bồn cầu sẽ làm tắc cống. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, cách làm này đơn giản, rẻ tiền mà hiệu quả lại cao.
Khi đổ đá viên xuống bồn cầu và xả nước mạnh, đá sẽ bị cuốn trôi, cùng với trọng lực lớn của nó sẽ tạo áp lực mạnh đẩy xuống bên dưới. Chính vì vậy, nó sẽ cuốn trôi phần tắc nghẽn bên dưới xuống bể phốt.
Bên cạnh đó, đá lạnh làm lạnh ngay khí amoniac trong nước tiểu. Khi đá tan hoàn toàn, nó sẽ làm loãng dung dịch nước tiểu nhờ đó bay nùi cực nhanh. Đá lạnh cũng làm cho vi khuẩn không thể sống sót được, nên tác dụng khử khuẩn cực tốt. Cho nên đây là giải pháp mới lạ mà hiệu quả cao nên được áp dụng khi bồn cầu bị tắc và gây mùi.
3. Khử mùi hôi bồn cầu bằng Baking soda, muối, chanh
Dùng hỗn hợp muối, chanh và baking soda hòa thêm một ít nước. Sau đó đổ trực tiếp vào bồn cầu và đợi khoảng 5 đến 10 phút thì xả nước để hỗn hợp này cuốn theo mảng bám bẩn, mùi hôi trôi theo dòng nước. Cách làm này sẽ vừa khử khuẩn, loại trừ mảng bám quanh thành bồn cầu và khử mùi hôi cực kỳ hiệu quả. Sau khi sử dụng, mùi tinh dầu chanh sẽ thoang thoảng mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho những lần đi vệ sinh tiếp theo.
Hoặc nếu nhà không có baking soda. Bạn chỉ cần dùng chanh tươi, một ít muối và nước. Xay hỗn hợp này lên rồi đổ vào bồn cầu. Đợi một thời gian rồi xả nước đi cũng khử được mùi hôi vô cùng hiệu quả.
4. Khử mùi hôi bồn cầu bằng chiếc tất cũ và xà phòng cục
Cách làm này cực kì đơn giản, chỉ cần chiếc tất cũ và cục xà phòng thơm. Bạn cho miếng xà phòng cục vào bên trong chiếc tất. Buộc kín chiếc tất và cho vào bên trong nắp bồn cầu. Xà phòng sẽ tan chậm và hòa loãng vào bên trong nước xả. Khi nhấn nút lượng nước này sẽ làm sạch bồn cầu và lưu lại hương thơm rất lâu.
Làm cách này bồn cầu sẽ luôn trắng sáng, thậm chí bạn không cần phải lau lùi bồn cầu thường xuyên. Vừa tiết kiệm thời gian lau dọn lại đảm bảo hương thơm kéo dài lâu. Hãy chọn các loại xà phòng cục có hương thơm yêu thích của bạn để không gian nhà vệ sinh trở lên lý tưởng hơn.
5. Khử mùi hôi bồn cầu bằng giấm
Bạn hãy đổ giấm nguyên chất trực tiếp vào bồn cầu. Sau khoảng 30 phút, xả nước để giấm cuốn trôi mảng bám và bùi hôi bên trong bồn cầu. Cách làm này hiệu quả nhanh chóng và không cần tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, với những người không ưa mùi giấm thì nên kết hợp với tinh dầu chanh hoặc các loại hương nước hoa để làm mất đi mùi giấm chua.
6. Khử mùi hôi bồn cầu các loại dung dịch chuyên dụng
Mảng bám ở bồn cầu cũng tạo mùi hôi. Mùi khí tồn động sau khi đi vệ sinh cũng còn lưu lại bên trong nắp bồn cầu. Các dung dịch vệ sinh bồn cầu chuyên dụng sẽ trị mảng bám, khử mùi hôi tốt nhất, tuy nhiên bạn phải dùng gang tay chuyên dụng và khẩu trang khi sử dụng chúng.