Tết đoan ngọ không phải ngày vui mà là ngày tránh dịch trừ tà

Chia sẻ Facebook
02/06/2022 14:43:19

Thật ra Tết đoan ngọ không phải là ngày vui mà là “ác tháng ác ngày”, ngày này cần phải tránh dịch, trừ tà. Đồng thời có nhiều tập tục thần bí vào Tết đoan ngọ, vận dụng thuyết âm dương vô cùng khoa học.

Tết đoan ngọ không phải là ngày vui mừng cát tường, mà là một ngày tránh dịch trừ tà. Từ ‘đoan’ trong tiến Trung nghĩa là mới bắt đầu, từ ‘ngọ’ trong thời cổ đại có nghĩa là chống lại, ‘đoan ngọ’ chính là có nghĩa bắt đầu chống lại.


Tháng 5 âm lịch là thời điểm then chốt trong sự biến hóa âm dương giữa trời và đất, lúc này âm khí không chịu sự ước của dương khí, tỏa ra từ đất. Căn cứ học thuyết âm dương, ngày và tháng của Tết đoan ngọ đều thuộc tính dương, cùng tính thì sẽ đẩy nhau, sẽ sinh ra xung đột, bất hòa. Người xưa gọi ngày mùng 5 tháng 5 của Tết đoan ngọ là “ác tháng ác ngày” , coi là xui xẻo. Vì vậy, ngày này cần phải tránh dịch, trừ tà, người dân cầu phúc, cầu Thần để tránh tai nạn.

Công hiệu của ‘nước giờ ngọ’


Mỗi ngày đều có giờ ngọ, nhưng chỉ vào giờ ngọ của ngày 5 tháng 5 Tết đoan ngọ, thì nước mới được xưng là  ‘nước giờ ngọ’ cũng gọi là ‘nước cực dương’. Bởi vì khi này chính là lúc sự tuần hoàn của khí thuần dương trong trời đất đã đạt đến vị trí cao nhất, gọi ‘dương cương chí cực’ , vậy nên ‘nước giờ Ngọ’ chứa lực lượng thần kỳ.


“Nước giờ ngọ uống một ngụm, hơn cả thuốc bổ uống 3 năm” , đây là một câu ngạn ngữ của người Đài Loan nói về tác dụng thần kỳ của ‘nước cực dương’. So với nước thông thường, thì ‘nước cực dương’ có hương vị tinh khiết, sạch trong, để lâu không bị vấy bẩn, dùng để pha trà cũng đặc biệt thơm ngon.

Người dân xếp hàng tiếp sức lấy ‘nước giờ ngọ’ ở suối Ngọc Long, thuộc làng Lộc Dã, thôn Vĩnh An, Đài Đông, Đài Loan. (Ảnh: The Epoch Times)

Bởi vì ‘nước giờ ngọ’ hấp thụ khí cực dương và tinh hoa của đất trời, người xưa chú trọng việc dùng ‘nước giờ ngọ’ để đúc bảo kiếm, hoặc dùng để rèn sắt, mài dao, khi rèn xong thì đao kiếm đặc biệt sắc bén và bền.


Trong văn hóa Trung Quốc, kiếm là thần khí trừ tà. Trong các bia ký cổ có thể thấy dòng chữ “Ngày bính ngọ tháng năm” hoặc “Kiếm bính ngọ” , ám chỉ thanh kiếm sáng được đúc bằng  ‘nước giờ ngọ’. Tức là giờ ngọ ngày ngọ tháng ngọ, chuẩn bị 3 ngọn lửa, khi ‘dương’ ở lúc cực thịnh, dùng lửa rèn kiếm, đây là thời điểm dung luyện kiếm đồng tốt nhất. Kiếm sau khi đúc thành có thần lực không tưởng tượng nổi, trừ tà hiệu quả tựa như thần linh; Còn có một loại vào giờ ngọ, ngày bính ngọ, tháng 5, chế tạo kiếm đồng gọi là ‘Dương toại’, nó cũng có thể trừ tà. Điều này phù hợp với học thuyết âm dương của Trung Quốc lấy dương cương chế âm độc.

Dùng ‘nước giờ ngọ’ nấu thuốc có thể giải khí âm độc, dùng ‘nước giờ ngọ’ uống chung với các loại thuốc viên trị sốt, kiết lỵ, loét…có thể có hiệu quả đặc biệt rõ ràng.

Ngoài ta, vào lúc giữa trưa Tết đoan ngọ vào, nếu như đặt một quả trứng trên mặt đất bằng phẳng thì nó dễ dàng đứng thẳng lên, tuy rằng ngày thường cũng có lúc làm được như vậy, nhưng vào lúc giữa trưa của Tết đoan ngọ thì quả trứng đặc biệt đứng rất lâu, thậm chí có thể mấy tháng không ngã, tại sao vậy? Chính là tác dụng của dương khí cực kỳ thịnh vào lúc giữa trưa của Tết đoan ngọ.

Lấy thực vật thuần dương khắc ‘ngũ độc’

Giờ ngọ của Tết đoan ngọ là thời điểm ẩm thấp và oi bức nhất trong năm, vào ngày này, dương khí lên đến cực điểm (cao đến mức không thể lên cao được nữa, qua thời điểm này thì dương khí bắt đầu suy giảm), âm khí bắt đầu hưng thịnh, ‘ngũ độc’ đều sẽ xuất hiện.

‘Ngũ độc’ là chỉ: rết, rắn, bọ cạp, cóc, nhện, đây là những loại độc trùng có tính âm. Vì vậy trong Tết đoan ngọ, người ta sẽ treo cây xương bồ, cây ngải cứu và các loại cây khác trên cột cửa, dưới mái hiên, để trừ độc.


Ngải cứu là một loại cây thuần dương, tăng cường dương khí và có công dụng diệt khuẩn. Ngải cứu có thể “trị bách bệnh”. Ngải cứu khô ngâm nước xông có thể khử độc và trị ngứa, đeo túi thơm có lá ngải cứu có thể đuổi côn trùng, bảo vệ sức khoẻ; Lá cây xương bồ có hình dáng giống như một lưỡi kiếm thẳng tắp bất khuất, người xưa có câu: “Bồ kiếm chém ngàn tà” , ý chỉ cây xương bồ có tính dương cương có thể trừ âm tà. Đây là áp dụng lý lấy dương chế âm của học thuyết âm dương.

Ngải cứu là một loại cây thuần dương, có thể “trị bách bệnh”. (Ảnh: Tomita Mart)

Ở một số nơi, hoa lựu nở vào tháng 5 được treo trước cửa nhà trong Tết đoan ngọ, cũng có thể bài trừ tà khí, đuổi trùng độc.

Người xưa sử dụng các loại cây cỏ trong tự nhiên để khắc chế độc trùng, còn người hiện đại sử dụng hóa chất có tác dụng phụ đối với con người hoặc môi trường để tiêu diệt côn trùng độc, như thế về phương diện này cổ nhân đã đi trước con người hiện đại một bước.


Thời xưa, tháng 5 là cấm dục, trai giới, kiêng kỵ nhiều việc. Cổ nhân thuận theo lý âm dương, tu thân dưỡng tính, cẩn trọng lời nói và việc làm, kiêng sát sinh, tiết chế chuyện vợ chồng, để ngừa tạo nghiệp tiêu tán tinh khí. Người xưa tin rằng ‘Thiên nhân hợp nhất’ , chỉ có thuận theo trời đất, giữ cân đuối giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, mới có thể tiêu tai trừ tà.

Đương nhiên, bây giờ thế đạo không còn, lòng người thay đổi, âm dương mất cân bằng, trước đây khi mùa hạ đến, trời sẽ dần dần nóng lên, bây giờ mùa hạ chưa tới mà đã nóng ran vô cùng, 4 mùa mất trật tự, vạn vật biến dị, vậy nên rất nhiều tập tục trong Tết đoan ngọ như thực vật chí dương, ‘nước giờ ngọ’ có thể cũng không còn linh nghiệm và thần kỳ như lúc xưa nữa.


Tử Vi (Theo NTDTV )

Từ Khóa :

Chia sẻ Facebook