'Tesla' của Việt Nam được lên 'dây cót' trước một cú ngã lớn?

Chia sẻ Facebook
19/08/2023 15:35:16

Tự hào trước một cú ngã, và đó là một lối đi chông gai mà người giàu nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng đã trải qua sau khi công ty sản xuất xe điện của ông được niêm yết trên sàn chứng khoán của Mỹ, theo một bài bình luận của tác giả Anshuman Daga trên

17 tháng 8 2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Reuters

Cổ phiếu của VinFast tăng vọt 270% vào thứ Ba 15/08 sau thương vụ sáp nhập trị giá 27 tỷ USD của công ty này với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (Spac).

Sự kiện này nâng vọt giá trị vốn hóa của doanh nghiệp này lên gần 90 tỷ USD, một kết quả đáng kể chỉ có thể xảy ra bởi vì ông Vượng và các công ty liên quan vẫn còn sở hữu 99% cổ phiếu của công ty muốn trở thành Tesla của Việt Nam.

Không giống thỏa thuận với Spac của Grab trị giá 40 tỷ USD vào hai năm trước, khi Grab huy động được 4,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư toàn cầu, đợt niêm yết mới nhất lần này không phải là một sự kiện huy động vốn.

Và sự kiện này có thể khiến ông trùm của tập đoàn bất động sản bán lẻ Vingroup lúng túng cho động thái tiếp theo.

Giá cổ phiếu niêm yết của công ty vốn đang chịu thua lỗ này nằm ở mức gấp 142 lần so với giá bán vào năm 2022, gấp khoảng 16 lần hệ số giá của Tesla.

Mức định giá đó giảm xuống 58 lần nếu VinFast có thể đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức 145% năm nay, cùng tốc độ mà các nhà phân tích dự đoán dành cho đối thủ Rivian từ Mỹ, mà VinFast xác định là ngang hàng với trong lĩnh vực xe điện của Elon Musk.

Nhưng tốc độ tăng trưởng như vậy có vẻ 'vượt sức'. Doanh thu của VinFast đã giảm 7% vào năm ngoái và doanh số bán hàng giảm trong quý đầu tiên của năm 2023 sau khi công ty này ngưng sản xuất xe chạy xăng, và các đối thủ cạnh tranh đang giảm giá thành.

VinFast sẽ phải vượt qua thách thức đó và các vấn đề hiện có trong khâu vận hành của mình với sự chú ý toàn diện từ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

VinFast đã đẩy lùi kế hoạch vận hành nhà máy trị giá 4 tỷ USD tại Bắc Carolina trong một năm cho đến năm 2025. Dự án này vẫn chưa có được mức giảm thuế như kỳ vọng và các đánh giá về xe ô tô của họ thì không tạo được cảm hứng.

Chỉ có 137 xe điện VinFast được đăng ký tại Mỹ trong năm nay trong suốt tháng Sáu qua, theo S&P Global Mobility.

Reuters


Nguồn hình ảnh, Reuters

Quan trọng nhất là VinFast phụ thuộc nặng nề vào ông Vượng, người đặt cược lớn vào xe điện. Ông ấy đã đổ 9,3 tỷ USD vào công ty này thông qua Vingroup và các công cụ đầu tư khác sau khi đóng cửa một liên doanh điện thoại di động, bỏ một dự án hàng không và thanh lý chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Nhưng ít ra không có nhu cầu nào cấp thiết nào về vốn: Giám đốc tài chính của VinFast David Mansfield nói với Reuters rằng công ty đang đàm phán với các nhà đầu tư bao gồm các quỹ đầu tư quốc gia, và có thể hoàn tất việc huy động vốn trong vòng 18 tháng tới.

VinFast có thể trì hoãn bất kỳ sự 'rối reng' nào từ việc định lại giá trị doanh nghiệp một cách khó khăn, nhưng không thể nào hoàn toàn tránh được điều này.

Trước đó, cổ phiếu của hãng sản xuất xe điện VinFast đã tăng 270% lên mức 37 USD khi được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq vào ngày 15/08 sau khi sáp nhập với công ty mua lại Black Spade Acquisition.

Thương vụ sáp nhập đã mang lại cho VinFast giá trị doanh nghiệp là 27 tỷ USD, hai công ty cho biết.

Các cổ đông hiện tại của VinFast - cơ bản là công ty mẹ Vingroup, và thông qua các công cụ đầu tư, người sáng lập Phạm Nhật Vượng - tiếp tục sở hữu 99% cổ phần của công ty sau sáp nhập.

Việt Nam: Nhà sản xuất xe điện VinFast được định giá thị trường cao hơn Ford hay GM

Chia sẻ Facebook