Tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS Mỹ cân nhắc cung cấp cho Ukraine uy lực ra sao?
Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây xác nhận rằng Washington chưa loại bỏ hoàn toàn khả năng cung cấp cho Ukraine mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật phóng từ hệ thống HIMARS (ATACMS).
sao?" src="http://media1.nguoiduatin.vn/m24/upload/2-2023/images/2023-05-31/Ten-lua-dan-dao-chien-thuat-ATACMS-My-van-can-nhac-cung-cap-cho-Ukraine-uy-luc-ra-sao-atacms-2-1685498890-41-width2252height1266.jpg?v=1685541602" />
Quân đội Mỹ đã không còn đặt mua thêm tên lửa đạn đạo ATACMS.
Báo Nga Sputnik ngày 31/5 đăng bài viết nêu chi tiết về mẫu tên lửa đạn đạo ATACMS của Mỹ và đưa ra lý do giải thích vì sao Nga cảnh báo cung cấp vũ khí này cho Kiev sẽ khiến Washington bị kéo vào xung đột trực tiếp với Moscow.
"Điều đó đang được thảo luận", ông Biden trả lời ngắn gọn khi các phóng viên đặt câu hỏi về việc liệu Mỹ có cung cấp cho Ukraine tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS hay không. Ông Biden nói trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vào ngày 29/5.
ATACMS được thiết kế để phóng từ hệ thống HIMARS hoặc pháo phản lực M270 mà Mỹ và các đồng minh phương Tây cung cấp cho Ukraine từ mùa hè năm ngoái.
Truyền thông Mỹ phác họa tên lửa ATACMS là một trong những vũ khí thông thường uy lực nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Được phát triển từ giữa những năm 1980 và chính thức đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 1991, tên lửa ATACMS cung cấp cho Mỹ giải pháp tấn công chính xác mục tiêu ở cự ly gần.
Tên lửa có tầm bắn 300km, đạt vận tốc lên tới 1 km/giây và rất khó để các hệ thống phòng không đánh chặn. Tên lửa cũng có thể mang theo nhiều đầu đạn khác nhau, nặng từ 160 - 560kg, bao gồm đầu đạn chùm.
Các phiên bản tên lửa ATACMS mới nhất được tích hợp hệ thống định vị GPS với độ chính xác rất cao.
Bên cạnh Chiến tranh Vùng vịnh năm 1991, tên lửa ATACMS được Mỹ sử dụng với tần suất cao trong cuộc chiến ở Afghanistan và Chiến tranh Iraq năm 2003.
Ngoài Mỹ, các đồng minh như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Hàn Quốc, Bahrain, Qatar và UAE đã sở hữu tên lửa ATACMS. Đảo Đài Loan (Trunig Quốc), Lithuania, Estonia và Morocco cũng đã đặt mua hoặc đã gửi đề nghị tới Mỹ.
Tên lửa ATACMS có giá không hề rẻ, ước tính vào khoảng 1,5 triệu USD/quả. Mức giá cao là nguyên nhân Hà Lan và Phần Lan hủy mua tên lửa để lựa chọn giải pháp khác.
Trên thực tế, quân đội Mỹ đã không đặt mua thêm tên lửa đạn đạo ATACMS từ năm 2007 do chi phí cao. Lầu Năm Góc sau đó hợp đồng với hãng Lockheed Martin để nâng cấp số tên lửa còn lại trong kho dự trữ.
Hơn 3.700 đạn tên lửa ATACMS được Mỹ sản xuất cho đến năm 2007, trong đó Mỹ đã sử dụng khoảng 600 quả.
Mỹ phóng tên lửa đạn đạo ATACMS trong một cuộc tập trận.
Theo báo Nga, tên lửa đạn đạo Iskander có cơ chế hoạt động và năng lực tương tự như tên lửa ATACMS. Tuy nhiên, tên lửa Iskander có tầm bắn xa hơn (500km) và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Trước khi Mỹ cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không Patriot, tên lửa Iskander của Nga được coi là vũ khí "không thể đánh chặn".
Điểm khác biệt của Iskander là mẫu tên lửa này cần xe phóng chuyên dụng, trong khi tên lửa ATACMS có thể phóng từ pháo phản lực HIMARS hoặc các hệ thống pháo phản lực khác.
Hãng Lockheed Martin hiện đang phát triển mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật mới thay thế ATACMS. Mẫu tên lửa mới có tầm bắn 500km và mỗi xe phóng mang theo tối đa 2 đạn tên lửa.
Nga từng nhiều lần khẳng định rằng, nếu Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine thì đây là dấu hiệu leo thang nguy hiểm. Ukraine có thể sử dụng mẫu tên lửa có sức công phá lớn này để tập kích mục tiêu trên bán đảo Crimea. Để đối phó với tên lửa ATACMS, Nga có thể sẽ phải thay đổi chiến lược phòng thủ, bổ sung thêm các hệ thống phòng không.
So với tên lửa hành trình Storm Shadow mà Anh cung cấp cho Ukraine, tên lửa ATACMS uy lực hơn nhiều nên Mocsow có lý do để quan ngại, theo Sputnik.
Đăng Nguyễn - Sputnik