Tên gọi "Cầu Luân Đôn sụp đổ" và hậu sự kéo dài 10 ngày của nước Anh
Thông tin về lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II đang nhận được sự quan tâm của truyền thông trong nước và quốc tế. Có thể nói, đây chính là sự mất mát lớn đối với người dân nước Anh trong suốt 70 năm qua.
Mới đây, thông tin về sự ra đi của Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng mạng xã hội. Có thể nói, sự ra đi của Nữ hoàng chính là nỗi mất mát lớn đối với người dân Anh Quốc nói riêng và người dân trên toàn thế giới nói chung. Kể từ sau sự ra đi của vua cha George VI vào năm 1952, sự ra đi của Nữ hoàng được xem là một mất mát chưa từng có trong suốt 70 năm lịch sử. Hiện tại, những thông tin về tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II vẫn đang được báo chí nước này thông tin rộng rãi.
Tờ CBS News đưa tin, cả nước Anh đang thực hiện chuỗi ngày quốc tang kéo dài với ít nhất 10 ngày để thể hiện sự biết ơn cũng như tôn kính dành cho Nữ hoàng. Theo đó, sự kiện đặc biệt này được gọi với mật danh là "Cầu Luân Đôn sụp đổ" - đây chính sự chuẩn bị hoàn hảo đã được lên kế hoạch nhiều năm trước, phục vụ cho sự kiện lịch sử đặc biệt của đất nước này.
Kế hoạch hướng dẫn về các vấn đề hậu sự cho Nữ hoàng Elizabeth II bao gồm cách thức thông báo về sự ra đi của Nữ hoàng, thủ tục quàn và lễ tang 10 ngày sau. Theo kế hoạch này, tang lễ của Nữ hoàng sẽ diễn ra trong gần 10 ngày và linh cữu của bà được đặt ở nơi một số địa điểm tổ chức lễ tang 3 ngày, cho phép công chúng tới viếng.
Vào ngày thứ sáu, linh cữu Nữ hoàng sẽ được đưa đến phòng khiêu vũ tại lâu đài Balmoral ở Scotland. Song song với khoảng thời gian đó, bên ngoài Cung điện Buckingham - trụ sở hành chính của Vương Quốc Anh, đây sẽ là nơi để người dân được đặt hoa, các vật kỷ niệm để bày tỏ nỗi buồn trước sự ra đi của Nữ hoàng. Tại đây dự kiến sẽ có hàng nghìn lượt khách đến viếng thăm và thể hiện tình cảm vào những cuốn sách chia buồn được đặt tại cung điện.
Đồng thời trong khoảng thời gian Quốc tang, chiếc chuông của tu viện Westminster và một số nhà thờ khác sẽ vang lên khắp Luân Đôn suốt 1 giờ đồng hồ vào buổi trưa. Bên cạnh đó, tại Lâu đài Edinburgh của Scotland và Công viên Hyde ở London sẽ được trang bị những khẩu súng và cứ 10 giây một lần bắn, tượng trưng cho mỗi năm cuộc đời của Nữ hoàng Elizabeth II. Ngoài ra, cờ trên các tòa nhà hành chính của đất nước này sẽ bay ở độ cao nửa trượng, riêng về cờ ở Quảng trường Quốc hội của London và Trung tâm thương mại sẽ được để màu đen, thể hiện cho nỗi buồn mất mát.
Đến ngày thứ bảy, linh cữu của Nữ hoàng sẽ được di chuyển từ phòng khiêu vũ tại lâu đài Balmoral sang Holyrood, nơi ở của bà ở thủ đô Edinburgh thuộc Scotland. Cùng thời gian đó, một ủy ban gồm các chính trị gia và thẩm phán cấp cao sẽ tổ chức cuộc họp cùng đưa ra những thẩm phán, cố vấn cho quốc vương mới, sẽ nghe tân vương tuyên thệ và đọc diễn văn. Cuộc họp với tên gọi là Hội đồng Thăng thiên - sẽ được truyền hình trực tiếp.
Vào ngày chủ nhật, một nghi lễ sẽ được tổ chức tại nhà thờ St. Giles, nơi quan tài của Nữ hoàng sẽ yên nghỉ trong 24 giờ, cho phép các thành viên của công chúng đến thăm viếng và bày tỏ lòng kính trọng của họ. Đồng thời, công tác chuẩn bị cho vị quốc vương mới đương nhiệm cũng sẽ được tiến hành song song.
Sang đến thứ hai, linh cữu của Nữ hoàng sẽ rời nhà thờ St. Giles bằng ô tô trước khi nó được chuyển sang một chuyến tàu hoàng gia. Được biết, hoạt động này sẽ được diễn ra chậm rãi trên nền nhạc quốc ca của Anh Quốc.
Vào thứ ba, linh cữu của Nữ hoàng sẽ được chuyển đến Cung điện Buckingham với sự chào đón của các hoàng gia cấp cao, thủ tướng và các chức sắc khác. Đến ngày thứ tư, linh cữu của Nữ hoàng sẽ được đưa đến Cung điện Westminster. Được biết, trong quá trình này, quan tài sẽ được trang trí theo kiểu hoàng gia, phía trên sẽ được đặt một tấm vải nhung, trên đó là chiếc vương miện gắn liền với cuộc đời của bà.
Sau khi được yên vị tại Westminster Hall, cơ quan chức năng sẽ tiến hành cho người bảo vệ túc trực 24/24 bên cạnh Nữ hoàng trong suốt 5 ngày tiếp theo. Vào ngày thứ năm, Westminster Hall sẽ mở cửa chào đón các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu đến để bày tỏ sự kính trọng của họ. Đến ngày cuối cùng - thứ bảy, Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được chính thức tiễn đưa tại Tu viện Westminster, với sự tham dự của các thành viên trong gia đình bà, các chính trị gia của Anh và các nguyên thủ quốc gia từ khắp nơi trên thế giới.
Ca khúc The Last Post, Reveille và quốc ca sẽ được vang lên xuyên suốt buổi tiễn đưa kéo dài một giờ trước. Trong chuyến đi cuối cùng, linh cữu của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được đưa qua Cung điện Buckingham đến Cổng cung Wellington và đến nơi an nghỉ cuối cùng của Elizabeth tại Windsor.
Sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II được xem là một mất mát to lớn. Thông tin này hiện vẫn đang khiến truyền thông, dư luận toàn thế giới quan tâm.
Liên tục cập nhất những tin tức mới nhất cùng YAN !
Nữ hoàng Elizabeth II hay còn gọi là Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị. Bà sinh năm 1926, hiện đang là quân chủ của 16 quốc gia trong Khối Thịnh Vượng Chung. Dù trên lý thuyết, quyền lực của bà tại 16 quốc gia này là rất lớn, tuy nhiên bà hiếm khi can thiệp vào các vấn đề chính trị do quy ước vì chính trị nước Anh nay đã là quân chủ lập hiến. Elizabeth II lên ngôi vào năm 1952, sau khi cha của bà là Quốc vương George VI qua đời. Tính tới nay, bà đã trị vì được 68 năm. Bà kết hôn năm 1947 với cựu Vương tôn Hy Lạp và Đan Mạch là Philip. Tại Anh, sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân dành cho bà là rất cao.
Cùng xem thêm TẠI ĐÂY !